Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày đầu năm

15:53 | 28/01/2023 Print
(LG) Cứ mỗi độ Xuân về, người dân Hà Nội và du khách thập phương lại nô nức đi trẩy hội chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Mỗi người đến chùa đều mang theo những mong ước riêng, người cầu tài, cầu lộc, có người lại cầu một năm "thuận buồm xuôi gió"…
Du khách thập phương đổ về dâng lễ đền Bảo Hà trong dịp đầu Xuân Sơn Tây - điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày đầu năm
Chùa Tây Phương (tên chữ "Sùng Phúc tự") là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày đầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Nằm ở trên đỉnh đồi Câu Lâu, nên để đến cổng chính của chùa Tây Phương, du khách sẽ phải đi bộ qua 239 bậc thang đá ong rêu phong.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, chùa Tây Phương có kiến trúc độc đáo với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: Chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật Tuyết Sơn), chùa Hạ (thờ bát bộ Kim Cương).
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Cả hai tầng mái đều theo kiểu "tàu đao lá mái", giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Lối kiến trúc, nghệ thuật trạm chổ, tạo hình trên gỗ và những hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện trình độ kỹ thuật tinh xảo và sự tài hoa của người xưa…
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Và bên trong, là 64 pho tượng có giá trị lịch sử, văn hóa, trong đó phải kể đến bộ tượng 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn. 18 vị La Hán này đã được nhiều người nhớ đến qua bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Chùa Tây Phương chính sở hữu rất nhiều những bức tượng pháp với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Xung quanh chùa có những bức chạm trổ hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù vô cùng tinh xảo được làm dưới bàn tay của các nghệ nhân tài hoa ở làng Chàng Sơn - làng nghề mộc nổi tiếng lâu đời.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Miếu Sơn Thần nằm ở bên trái chùa, tách biệt với khu chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Được công nhận là 1 trong số những địa điểm tâm linh cầu may và được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia mà không ở đâu xa ngay ngoại thành Hà Nội, chính vì thế vào những ngày đầu năm, lượng du khách đổ về chùa Tây Phương đi lễ khá đông.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông.
Du khách tấp nập vãn cảnh chùa Tây Phương những ngày dầu năm
Chùa Tây Phương được biết đến là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam (sau chùa Dâu Bắc Ninh). Vì vậy, vào năm 2014, Chính phủ đã công nhận chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

Minh Phương

© Báo Tin tức - NetBiz