(LG) Chị Vũ Thị Nhung (thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) là người đã góp phần đưa cây ôn đới và cây dược liệu về trồng tại địa phương.
(LG) Những năm qua, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã có cơ hội khởi nghiệp.
(LG) Lần đầu tiên tại Đồng Nai, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” sản xuất nông nghiệp khu vực phía Nam, hai chàng trai Lê Kim Tiến và Nguyễn Văn Hiệp đã chung tay phát triển mô hình trồng chanh lấy lá, đem lại nguồn kinh tế lớn cũng như giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Mô hình khởi nghiệp này đang thu hút sự quan tâm tìm hiểu của người dân và chính quyền địa phương nơi đây.
(LG) Theo Báo cáo ngành thương mại điện tử của Reputa, trong tháng 6 vừa qua, Shopee, Lazada và Thế giới di động giữ 3 vị trí đầu bảng xếp hạng những công ty thương mại điện tử phổ biến nhất trên mạng xã hội.
(LG) Vùng đất bãi nơi sông Hồng chảy qua cho đất đai màu mỡ, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) nhận thấy mảnh đất này rất thích hợp cho phát triển mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả, trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản. Chị đã quyết tâm làm giàu từ lợi thế mà thiên nhiên trao tặng.
(LG) Từ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo, hộ chính sách của huyện Thanh Oai đã tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Điều này cũng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Trong quá trình hình thành và phát triển, các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế của huyện Đan Phượng. Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng về mô hình này.
(LG) Là người dân tộc Thái, chị Quàng Thị Phương ở bản Thái Hưng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã quyết tâm chuyển đổi cây trồng đi theo hướng phát triển nông sản hữu cơ. Từ diện tích trồng ngô, trồng dong mang lại năng suất thấp, chị đã đổi sang trồng mận Mộc Châu - loại nông sản thế mạnh của địa phương.
(LG) Bằng sự sáng tạo, khéo léo của mình, người dân làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tinh xảo những vẫn mộc mạc đậm chất làng quê. Nhiều cơ sở sản xuất của làng nghề đã nỗ lực vươn lên, ổn định sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho người lao động.