Emagazine
Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

08:50 | 07/08/2022

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một chủ trương lớn của Đảng, được Nhà nước cụ thể hóa bằng pháp luật. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác ATVSLĐ ngày càng được các ngành, các cấp, người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện, trở thành ý thức chung của mọi người. Đặc biệt, các cấp Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tai nạn lao động.
Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một chủ trương lớn của Đảng, được Nhà nước cụ thể hóa bằng pháp luật. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác ATVSLĐ ngày càng được các ngành, các cấp, người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện, trở thành ý thức chung của mọi người. Đặc biệt, các cấp Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tai nạn lao động.


Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động” và “Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động”. Như vậy, ATVSLĐ là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

Theo đó, an toàn lao động trong sản xuất là yêu cầu bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đặt ra đối với người lao động và đòi hỏi họ cần nắm vững. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, những sự cố với người lao động vẫn thường xuyên xảy ra, công tác ATVSLĐ vẫn còn một số tồn tại như: Số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại, số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp còn quá ít.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2021, dù số lượng giảm nhưng vẫn có một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người tại các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hà Nam, Bình Phước. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, điện tử. Tổng chi phí đối với tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 4 nghìn tỷ đồng và hơn 116 nghìn ngày công.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong năm 2021 đã xảy ra 275 vụ tai nạn lao động, làm 298 người bị nạn. Trong đó, có 43 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm 43 người chết, 31 người bị thương nặng (các nạn nhân thuộc đối tượng có giao kết hợp đồng lao động). Các vụ tai nạn lao động vẫn chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng (chiếm 45,6%), sản xuất lắp ráp cơ khí (chiếm 21,0%); lắp ráp linh kiện (chiếm 15,0%), khác (chiếm 16,0%)... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tại Hội nghị gặp mặt, tặng quà công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nặng và thân nhân của công nhân lao động tử vong vì tai nạn lao động do LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức năm 2022, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhấn mạnh: Hậu quả do các vụ tai nạn lao động để lại là vô cùng lớn, không thể đo, đếm hết được.

Về phía chủ sử dụng lao động, thiệt hại là không nhỏ khi phải đứng trước các khoản chi phí y tế, bồi thường, trợ cấp cho người lao động. Mặt khác, uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bị gián đoạn. Nhưng trên hết, thiệt hại lớn nhất thuộc về phía người lao động. Tai nạn lao động xảy ra, gây tổn thất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, dẫn đến khả năng làm việc và cuộc sống gia đình người lao động bị đảo lộn, thậm chí có thể rơi vào tình trạng đói nghèo.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn lao động tại Việt Nam cũng như trên thế giới, công tác quản lý rủi ro của các đơn vị, doanh nghiệp còn thiếu hiệu quả. Để hạn chế đến mức thấp nhất và không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc trong quá trình sản xuất, bên cạnh sự đầu tư hệ thống trang thiết bị và an toàn, việc nâng cao ý thức cũng như thói quen làm việc an toàn của người lao động thì vai trò của chủ lao động là hết sức cần thiết trong việc xây dựng thói quen an toàn trong lao động.

Là công nhân tiện vạn năng - Tổ sửa chữa, Phân xưởng Cơ khí - Xí nghiệp Phụ tùng (Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh), anh Trần Văn Tuyên trực tiếp tham gia sản xuất nhiều năm nay. Anh Tuyên cho biết, Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực gia công cơ khí các chi tiết kim loại định hình cho một số hãng xe lớn trong nước cũng như xuất khẩu, do vậy vấn đề an toàn lao động luôn được Công ty đặt lên hàng đầu.

“An toàn lao động là vấn đề hết sức cần thiết bên cạnh yếu tố chất lượng. Có an toàn trong sản xuất thì người lao động mới yên tâm để làm việc, nâng cao năng suất chất lượng công việc. Đặc biệt, việc cải tiến linh hoạt các quy trình sản xuất, giúp cho việc đáp ứng các nhu cầu về đơn hàng ngày một tốt hơn, trở thành nhà cung cấp an toàn, tin cậy cho các khách hàng của Công ty”, anh Tuyên bày tỏ.

Ý thức được vấn đề quan trọng đó, những năm qua, anh Tuyên cũng như người lao động khác của Công ty đều rất chú tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động. Cụ thể, anh luôn nắm vững và áp dụng triệt để tất cả các quy định an toàn do Công ty đưa ra. Bên cạnh đó, kết hợp thêm với các kiến thức an toàn đã được đào tạo trong quá trình học tập ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học… để giúp ích cho bản thân thêm vững vàng trong sản xuất.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Anh Trần Văn Tuyên cũng chia sẻ, những năm qua, công tác an toàn lao động tại Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh triển khai rất nhiều các hoạt động cụ thể như thường xuyên tuyên truyền các quy định an toàn lao động bằng văn bản, loa truyền thanh; ứng dụng lồng ghép các kiến thức về an toàn lao động trong kỳ thi nâng bậc lương, thi nội quy, quy chế của Công ty. Đồng thời, Công ty phối hợp với các lực lượng đoàn viên thanh niên, tổ chức diễn tập an toàn lao động phòng chống cháy nổ, cấp cứu người bị nạn... để sẵn sàng xử lý khi tai nạn lao động xảy ra.

“Đặc biệt, hằng tuần Công ty đều nghiêm túc thực hiện các công tác 5S đến từng vị trí làm việc của từng cá nhân; tổ chức các đội kiểm tra, nhắc nhở để công nhân đạt được những yêu cầu thật tốt cho công tác ATVSLĐ. Nhờ nắm chắc quy tắc an toàn, luôn trau dồi kiến thức và kinh nghiệm có được trong quá trình sản xuất nhiều năm làm việc trong Công ty đã giúp tôi ngày một trưởng thành hơn; vững vàng tay nghề, giữ vững năng suất lao động sản xuất trên 200%, năm sau luôn cao hơn năm trước”, anh Tuyên chia sẻ.

Còn tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Dược phẩm Tâm Bình, chị Hoàng Phương - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, Công ty luôn hoàn thiện dây chuyền sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn, hiệu quả; công nhân bố trí đứng máy thì đều được đào tạo quy trình vận hành máy; trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cho người lao động, tổ chức huấn luyện định kỳ về công tác ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ…

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, đầu tư cho công tác ATVSLĐ; thể hiện qua việc: Thường xuyên kiện toàn, bố trí người làm công tác ATVSLĐ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm; phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận. Công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ tại doanh nghiệp được đổi mới với nhiều hình thức phong phú, cách làm sáng tạo.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, hằng năm LĐLĐ thành phố Hà Nội đã yêu cầu và hướng dẫn các Công đoàn cơ sở xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh tuyên truyền.

Điển hình, trong 6 tháng đầu năm 2022, huyện Thường Tín đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, Luật Bảo hiểm xã hội đối các công ty trên địa bàn.

Đoàn kiểm tra có đầy đủ các thành phần: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chủ trì và các thành viên: Đại diện Liên đoàn Lao động huyện, Phòng Y tế, Bảo hiểm xã hội, Trung tâm Y tế, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an huyện... đã tiến hành kiểm tra 14 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.

Tại buổi kiểm tra, đại diện các công ty đã báo cáo về thực hiện quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, Luật Bảo hiểm xã hội của công ty. Trong đó, tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến: Tổ chức lao động tại đơn vị; tổ chức và hệ thống quản lý ATVSLĐ; công tác huấn luyện ATVSLĐ; trang bị các phương tiện bảo hộ lao động; chế độ, chính sách cho người lao động; chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác phòng chống cháy nổ tại đơn vị; tổ chức Công đoàn…

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Đoàn đi kiểm tra cũng đi thực tế công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại nơi sản xuất của các công ty. Qua kiểm tra đoàn đánh giá nội dung các công ty, doanh nghiệp đã làm được trong công tác ATVSLĐ, bảo hiểm xã hội. Đồng thời nhắc nhở các nội dung các công ty còn thiếu sót, tồn tại và yêu cầu khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

Qua việc kiểm tra nhằm tạo chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, Luật Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, đưa việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, Luật Bảo hiểm xã hội của các đơn vị vào nề nếp nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và công dân.

Được biết, việc tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm thực hiện Kế hoạch số 96/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tổ chức Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 và Quyết định số 123/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2022.

Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng, giúp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ trên địa bàn Thành phố trong năm qua là hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ đã được các cấp, ngành, đoàn thể đẩy mạnh. Theo đó, các công ty, đơn vị trên địa bàn Thành phố đã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động, người lao động trong công tác phòng, chống tai nạn lao động.

Đơn cử, là 1 trong 217 Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất, trong tháng 5/2022, Công đoàn Công ty Dược mỹ phẩm CVI đã tổ chức Tập huấn về ATVSLĐ với sự tham gia của gần 300 công nhân, người lao động.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Tại buổi tập huấn, các học viên được giảng viên cung cấp thông tin về các quy định, biện pháp phòng ngừa yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất; nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn xảy ra với người lao động. Qua buổi tập huấn, giúp các học viên rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc.

Kết thúc buổi tập huấn, các học viên được làm bài kiểm tra để đánh giá, đối với những bài đạt kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp ATVSLĐ. Từ đó, giúp người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, tăng năng suất lao động và thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.

Việc tổ chức tập huấn ATVSLĐ cho người lao động là việc làm thường niên được Công đoàn Công ty dược mỹ phẩm CVI tổ chức hàng năm. Bên cạnh tổ chức tập huấn, Công ty đã thực hiện tốt công tác kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, kiểm định môi trường lao động, 100% công nhân lao động được khám sức khoẻ định kỳ; các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động của người lao động, công tác huấn luyện về an toàn lao động được thực hiện theo quy định, không để xảy ra tai nạn lao động.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất Nguyễn Văn Toàn, để đạt được mục tiêu là hạn chế tới mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành, trong đó có tổ chức Công đoàn, nhất là không thể thiếu được sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp. Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và đặc biệt là Luật An toàn vệ sinh lao động sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức Công đoàn phát huy vai trò của mình.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Đặc biệt, tại huyện Thạch Thất, thời gian qua, các cấp Công đoàn cũng đã tập trung tăng cường, đổi mới các hình thức tuyên truyền, tập huấn đảm bảo thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động, trong đó tập trung vào tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến với doanh nghiệp và người lao động.

Công đoàn cũng đã vận động công nhân viên chức lao động phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua về ATVSLĐ, trong đó trọng tâm là phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” để phong trào thực sự đi vào chiều sâu chất lượng, thu hút được nhiều hơn các đơn vị cơ sở tham gia hưởng ứng.

Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các an toàn vệ sinh viên, đây sẽ trở thành lực lượng quần chúng rộng lớn làm công tác ATVSLĐ, giúp cho doanh nghiệp sớm phát hiện và xử lý các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn lao động.

Điển hình, tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Thược Phương (trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất) luôn chú trọng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, giữ cho môi trường Công ty an toàn, tạo sự yên tâm cho cán bộ, công nhân viên được làm việc và sáng tạo, góp phần tăng năng suất lao động.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động

Năm 2022, Công ty đề ra mục tiêu chính cho công tác bảo hộ lao động, trong đó có việc không để xảy ra tai nạn lao động, tạo môi trường lao động an toàn, thoải mái. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đã thực hiện tuần tra xưởng làm việc hàng ngày; hàng tháng ít nhất 1 lần tổ chức tuần tra an toàn với người chịu trách nhiệm là giám đốc, quản đốc các xưởng.

Công ty thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị; định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ để kịp thời phát hiện và loại trừ nguy cơ. Việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động cũng luôn được quan tâm. Theo đó, Công ty đã xây dựng nội quy lao động, quy trình làm việc, quy phạm làm việc an toàn đối với từng loại máy móc thiết bị, công việc, phòng chống cháy nổ… đặt tại nơi dễ nhìn, dễ thấy để công nhân lao động dễ nắm bắt và thực hiện theo.

Công ty thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành an toàn lao động cho người lao động, đặc biệt đội ngũ cán bộ, công nhân viên mới vào làm việc. Các chế độ, chính sách về an toàn lao động đối với người lao động luôn được Công ty thực hiện tốt. Hàng năm, Công ty đều cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chú trọng tổ chức, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân thông qua các đợt đào tạo định kỳ.

Hằng năm, Công ty cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ với người lao động đúng theo quy định pháp luật. Đồng thời, tiến hành tự kiểm tra về ATVSLĐ tại nơi làm việc nhằm phát hiện và khắc phục các vấn đề mất an toàn, giải quyết kịp thời các kiến nghị của công nhân lao động.

Với những biện pháp sát sao, đồng bộ, qua 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác ATVSLĐ của Công ty luôn được đảm bảo và duy trì hiệu quả. Trong đó, cơ sở hạ tầng, dây chuyền, thiết bị, môi trường làm việc luôn được an toàn; kiến thức về an toàn của công nhân viên được nâng cao rõ rệt; toàn bộ người lao động đều an tâm làm việc, gắn bó và nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của Công ty.

Chị Cấn Thị Hải Yến - Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Thược Phương cho biết: Trong những năm qua, với sự tham gia tích cực của Công đoàn các cấp, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc, Công ty đã thực hiện tốt công tác kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, kiểm định môi trường lao động.

“Trong đó, 100% công nhân lao động được khám sức khỏe định kỳ. Các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động của người lao động; công tác huấn luyện về an toàn lao động được thực hiện theo quy định, không để xảy ra tai nạn lao động”, chị Cấn Thị Hải Yến cho biết.

“Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, do vậy làm tốt công tác ATVSLĐ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe, tính mạng của người lao động cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Nâng cao vai trò Công đoàn trong phòng, chống tai nạn lao động
Nội dung: Kim Tiến
Đồ họa: Đức Hà
[Megastory] Từ nguồn lực văn hóa đến tiềm năng sáng tạo [Megastory] Từ nguồn lực văn hóa đến tiềm năng sáng tạo

Khơi dậy sức mạnh văn hóa không những là nhu cầu bức thiết từ thực tiễn đặt ra, mà còn là nhiệm vụ chính trị ...