Hà Nội: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng
Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới của DN Việt Nam tăng mạnh Giá cước vận tải vẫn chưa "hạ nhiệt" dù giá xăng, dầu giảm sâu |
Dư nợ ngắn hạn tăng 10,29%, dư nợ trung và dài hạn tăng 9,14%; dư nợ VND tăng 10,53%, dư nợ ngoại tệ tăng 1,09% so với 31/12/2021.
Đến ngày 31/7/2022, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn ước đạt 236.415 tỷ đồng, chiếm 9,03%; dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ước đạt 499.534 tỷ đồng, chiếm 19,08%; dư nợ cho vay xuất khẩu ước đạt 135.618 tỷ đồng, chiếm 5,18%; cho vay công nghiệp hỗ trợ ước đạt 62.442 tỷ đồng, chiếm 2,39%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước đạt 9.818 tỷ đồng, chiếm 0,38%; cho vay chính sách xã hội ước đạt 12.606 tỷ đồng, chiếm 0,48%; dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp ước đạt 550.221 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp được tiếp cận vốn tín dụng. (Ảnh minh họa) |
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tiếp tục duy trì bộ phận thường trực, đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn; xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến Thông tư 01/2020/TT-NHNN; chủ động thông tin về chương trình, chính sách tín dụng, các giải pháp của ngành ngân hàng.
Đến 30/6/2022, trên địa bàn Hà Nội, các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 62.362 khách hàng với dư nợ 63.406 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 325.510 khách hàng với dư nợ 536.253 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 3.794.709 tỷ đồng cho hơn 216.602 lượt khách hàng.
Dự kiến đến 31/7/2022, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiếm 1,90% trong tổng dư nợ. Tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo. Các tổ chức tín dụng tích cực nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với các khoản vay thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, dành vốn tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Bình luận