Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số Tiêu dùng số - góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Chia sẻ thông tin tại hội thảo với chủ đề “Kinh tế Internet: Xây dựng và Phát triển doanh nghiệp MMO kinh doanh bền vững”, ông Tạ Mạnh Hoàng đã đặt loạt câu hỏi: Các doanh nghiệp startup khi tham gia nền kinh tế Internet cần phải làm gì để hạn chế các rủi ro; Các doanh nghiệp cần xác lập mục tiêu và kế hoạch như thế nào để có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị, mang lại hiệu quả bền vững. Những câu hỏi này đã được anh Tạ Mạnh Hoàng giải đáp từ những kinh nghiệm mà CEO Sconnect Việt Nam đúc rút trong 8 năm xây dựng và phát triển Sconnect.

CEO Sconnect Việt Nam Tạ Mạnh Hoàng chia sẻ tại Hội thảo.
CEO Sconnect Việt Nam Tạ Mạnh Hoàng chia sẻ tại Hội thảo.

Theo CEO Sconnect Việt Nam Tạ Mạnh Hoàng, hiện nay các doanh nghiệp MMO đang phát triển theo 2 mô hình kinh doanh phổ biến. Theo đó, mô hình 1 có 5 đặc trưng cơ bản sau đây: (1) Xuất phát từ xu hướng: Lấy việc phân tích, nhận diện, xác định và bám theo xu hướng hiện hành làm điểm xuất phát. (2) Triển khai từ đối thủ: Xác định các sản phẩm của đối thủ phù hợp để phân tích các làm ra sản phẩm và sao chép sản phẩm. (3) Thúc đẩy nhanh đội ngũ: Tuyển dụng nhanh, thúc đẩy nhanh hoạt động sản xuất, đội ngũ không được đào tạo bài bản. (4) Kiếm tiền nhanh: Tìm mọi giải pháp thúc đẩy nhanh hoạt động kiếm tiền. Chưa tập trung vào giá trị khách hàng nhận được. (5) Xử lý khủng hoảng: Khủng hoảng hiệu quả kinh doanh do nội dung đi xuống. Khủng hoảng về nhân sự do thiếu định hướng và sự đào tạo. Với mô hình 1, các doanh nghiệp sẽ có lợi thế là có thể nhanh chóng bước vào thị trường kinh doanh, kiếm tiền nhanh, tiết kiệm nguồn lực. Tuy nhiên doanh nghiệp lại gặp phải thách thức là luôn phải đối mặt với khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ lúc nào: Rủi ro về hoạt động kinh doanh và nhân sự; Rủi ro về chính sách & pháp lý

Mô hình 2 sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh bền vững cùng với 5 bước đi hiệu quả như sau: (1) Định vị sản phẩm; Phân tích bối cảnh bao gồm ngành, sản phẩm, khách hàng, đối thủ, năng lực cốt lõi của tổ chức và xác định các giá trị cốt lõi, nổi bật của sản phẩm). (2) Phân tích và vận dụng xu hướng (Phân tích và nhận diện xu hướng hiện hành để vận dụng dụng phù hợp với phần định vị). (3) Phân tích và vận dụng đối thủ (Xác định các sản phẩm của đối thủ phát triển mạnh và phân tích các sản phẩm hiện tại của đơn vị để vận dụng vào định vị). (4) Phát triển đội ngũ (Xây dựng, đào tạo, phát triển đội ngũ về mặt chuyên môn, áp dụng phần định vị. Cải tiến liên tục sản phẩm, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh năng suất sản xuất, phát triển năng lực nhân sự). (5) Thúc đẩy kinh doanh (Thiết kế các giải pháp kinh doanh tối đa hoá giá trị và tối ưu hoá các nguồn lực. Phân tích bối cảnh theo định kỳ hàng quý và xem xét tái định vị (nếu cần).

Mô hình 2 sẽ giúp doanh nghiệp MMO có nhiều lợi thế như có thể triển khai: Hoạt động kinh doanh phát triển bền vững; Tập trung vào khách hàng dựa trên phát triển nguồn lực nhân sự. Phát triển thương hiệu và gia tăng giá trị sản phẩm. Tuy nhiên mô hình này cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có năng lực hoạch định ban đầu tốt; Đầu tư nhiều nguồn lực và cần có thời gian để gia nhập thị trường.

Sconnect Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với chủ đề “Kinh tế Internet: Xây dựng và Phát triển doanh nghiệp MMO kinh doanh bền vững”. Hội thảo có sự tham dự của hơn một 100 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nội dung và kinh doanh trên môi trường Internet (MMO).

Nhà sáng lập - CEO Sconnect Việt Nam cho rằng, “doanh nghiệp MMO có thể vận dụng linh hoạt cả 2 mô hình kể trên vào quá trình phát triển sản phẩm và vận hành kinh doanh. Cụ thể, khi mới bắt đầu, doanh nghiệp nên sử dụng mô hình 1 để nhanh chóng bước vào thị trường. Tuy nhiên đến giai đoạn phát triển nhất định của mô hình 1 cần tiến đến mô hình 2, lấy hoạt động định vị làm gốc để phát triển”.

Trước bối cảnh các nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam ngày càng tăng về số lượng, nhưng chất lượng các nội dung có giá trị với cộng đồng chưa nhiều. Bên cạnh đó, đội ngũ làm nội dung hầu hết là các nhà sáng tạo tự do, tự phát triển. Nhiều người chưa có những kiến thức chuyên môn căn bản về nội dung số, chưa được đầu tư về marketing. Việc phát triển nội dung chưa được hoạch định chiến lược về sản phẩm một cách bài bản, chưa có quy chuẩn sản phẩm, kế hoạch phát triển mơ hồ, thiếu tập trung. Với việc tổ chức các chương trình workshop, chia sẻ kinh nghiệm thực chiến của một doanh nghiệp đã gặt hái được thành tựu trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá lại các sản phẩm của mình, định vị lại sản phẩm, từ đó có chiến lược kinh doanh bền vững.

Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021 lên 23 tỷ đô la Mỹ nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái. (Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ bảy). Sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế Internet sẽ tạo thời cơ và cơ hội rất lớn cho các nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam có thể phát triển sản phẩm ra toàn cầu.

Theo Phạm Lê/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/kinh-te/202212/kinh-te-internet-xay-dung-va-phat-trien-doanh-nghiep-mmo-kinh-doanh-ben-vung-f1941ad/