Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng
Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét và khuyến nghị từ chuyên gia Kinh tế Việt Nam “lạc nhịp” tích cực |
Bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Tân Cảng - Cát Lái (TPHCM). Ảnh: Anh Tú |
World Bank nhận Định sự phục hồi của kinh tế Việt Nam
Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam World Bank cho biết, nhìn bối cảnh của Việt Nam thì chúng ta thấy nền kinh tế phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng.
Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam World Bank cho biết: “Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, với chiều hướng tăng trưởng, lạm phát, tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraina, tôi nghĩ rằng sự tăng trưởng của các đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam cũng sẽ chậm hơn. Trong khi đó, lạm phát có chiều hướng tăng ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng thì các nguồn cung ứng về năng lượng cũng có đứt đãy.
Nếu chúng ta nhìn bối cảnh của Việt Nam thì chúng ta thấy nền kinh tế phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Tôi nghĩ tăng trưởng của nền kinh tế trong quý II, quý III rất tốt. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, chúng ta vẫn thấy các thách thức cơ bản.
Các xu hướng tác động như tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế trong nội địa.
Yếu tố về lạm phát, đặc biệt là từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina diễn ra thì có những rủi ro liên quan giá cao, như giá lương thực chẳng hạn, làm cho chi phí về sản xuất, chi phí lao động cũng bị ảnh hưởng và kéo theo những tác động”.
Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam cần điều hành, cân đối giữa chính sách để phục hồi nền kinh tế và có thể kiểm soát lạm phát đang gia tăng và có những yếu tố bất ổn trong nền kinh tế, chúng ta phải đối phó với sự thay đổi của cả nền kinh tế thế giới.
Việt Nam cần có một chính sách tài khóa hợp lý để có thể xử lý những khoản đầu tư công và những khoản đầu tư công này phải phát huy một cách hiệu quả hơn.
Trong thời gian ngắn hạn, cần sử dụng tốt và hiệu quả những gói về hỗ trợ tăng trưởng phục hồi. Do vậy, cần phải có sự phục hồi của thị trường và nguồn cầu của thị trường trong nước. Từ đó, Việt Nam có thể hạn chế được tác động tiêu cực của việc tăng giá.
IMF: Các chương trình phát triển KTXH được triển khai mạnh mẽ
Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) cho biết: “Việt Nam đang phục hồi rất tốt, việc gỡ bỏ các hạn chế liên quan tới COVID-19, các nỗ lực bao phủ vaccine, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, dẫn tới sự phục hồi của các lĩnh vực như du lịch. Các chính sách liên quan phòng chống COVID-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỉ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính. Đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt”.
“Đây là quốc gia duy nhất tại Châu Á và khu vực ASEAN mà chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng. Năm 2023, chúng tôi giảm dự báo xuống còn 6,7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á”, ông Francois Phainchaud nói.
Với Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát rất tốt liên quan tới dịch vụ, giao thông, giá xăng dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ.
“Chúng tôi khuyến nghị các chính sách tiền tệ cần phải cẩn trọng, duy trì chính sách tiền tệ phải thắt chặt, trao đổi kỹ lưỡng, hành động nhất quán. Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỉ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá. Trong khi đó, chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn, trên diện rộng hơn để không đi ngược lại chính sách tiền tệ”, đại diện IMF nhận định.
UNDP tại Việt Nam: “Thật phi thường…”
Bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam - cho biết, thật phi thường khi chứng kiến sự phát triển của Việt Nam trong phạm vi khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam vừa đóng vai trò thúc đẩy hệ thống toàn cầu ứng phó với đại dịch đồng thời tăng cường khả năng chống chịu trên phạm vi quốc gia để đối mặt với những thách thức do dịch COVID-19 gây ra.
Bà Caitlin Wiesen tỏ ra rất ấn tượng về cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó chú trọng tới nguyên tắc không để ai bị bỏ lại phía sau và con người là trung tâm của sự phát triển. Đồng thời, bà cũng bày tỏ ấn tượng sâu sắc với cách Chính phủ ứng phó với dịch COVID-19, từ việc thúc đẩy chương trình tiêm chủng đến việc phục hồi nền kinh tế cũng như tính kiên cường, sự linh hoạt và sáng tạo của người dân Việt Nam. |
Theo
/laodong.vnhttps://laodong.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-phuc-hoi-an-tuong-1093156.ldo
Bình luận