Việt Nam thu được bao nhiêu thuế từ Facebook, Google và Microsoft? Chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử Tiêu dùng số và nền kinh tế số vẫn chỉ tập trung tại các thành phố lớn

Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động chuyên sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại điện tử tại thị trường trong nước và xuất khẩu, ứng dụng các giải pháp công nghệ số tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp củng cố tài chính, số hóa hệ thống, mở rộng mạng lưới phân phối và dịch chuyển sang phương thức kinh doanh thương mại điện tử.

Hội nghị có sự tham dự nhiều đối tác hàng đầu trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực thương mại điện tử, logistic, tổ chức tài chính, phát triển thương hiệu, digital marketing như Alibaba, Google,…

Nâng cao năng lực xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới
Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA cho hay, ở Việt Nam, lượng người truy cập, sử dụng internet để kinh doanh, buôn bán chiếm trên 70% và 90% người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sử dụng thiết bị điện thoại thông minh. Đây là điều thuận lợi, là cơ hội để tất cả các doanh nghiệp nhìn nhận việc gia nhập, tham gia vào các sàn thương mại điện tử, phục vụ cho việc kinh doanh của mình.

Trong các buổi tập huấn trước, nhiều chuyên gia đã đưa ra sự hiệu quả, bền vững của việc tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới và không chỉ có tiêu thụ trong nước, qua các sàn thương mại điện tử trong nước như Tiki, Sendo, Lazada,… mà chúng ta cần tận dụng cả các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Shopee, Alibaba.

“Hội nghị hôm nay là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Hà Nội nắm bắt được những thông tin, các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh”, Phó Giám đốc HPA nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới
Đại diện Alibaba.com chia sẻ kinh nghiệm trong thương mại điện tử.

Ông Bùi Huy Hoàng, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho rằng, với quy mô các thị trường nhập khẩu nước ngoài còn nhiều dư địa, tiềm năng cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là rất lớn, đặc biệt khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP trở thành động lực mới của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.

Như vậy, cơ hội sẽ mở vẫn ra cho các doanh nghiệp có sản phẩm tốt, phù hợp với tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu, tận dụng được các thị trường có thương mại điện tử phát triển mạnh để các doanh nghiệp có thể bước chân vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại nhiều rào cản về thủ tục và chi phí.

Các mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới khác nhau có thể là lựa chọn hiệu quả, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp như đã được giới thiệu qua các hội nghị chuyên đề trước từ các đối tác Amazon, Shopee…

Tại Hội nghị, các đối tác đã chia sẻ, giới thiệu nhiều nội dung hữu ích trong lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số như: Giới thiệu tổng thể các chương trình, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, chia sẻ hướng dẫn kinh doanh và vận hành thành công trên sàn thương mại điện tử quốc tế;…

Chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công trong thương mại điện tử xuyên biên giới trên alibaba.com - một trong những nền tảng hàng đầu về thương mại điện tử toàn cầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc phát triển thị trường và quan hệ Chính phủ - Alibaba Việt Nam cho biết, alibaba.com luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu nhà nhập khẩu và nhà cung cấp toàn cầu giao thương trực tuyến với nhau. Khách hàng thời gian qua gửi gắm trọn niềm tin vào alibaba.com bởi đây là sàn thương mại điện tử B2B lớn và uy tín trên thế giới với đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm.

Bên cạnh đó, nền tảng của sàn cũng có những tính năng cần thiết cho nhà bán hàng như RFQ (yêu cầu báo giá), livestream, hội chợ thương mại trực tuyến… giúp dễ dàng tiếp cận được nhanh, đúng và trúng với nhu cầu của người mua.

“Với thế mạnh của alibaba.com là sàn bán sỉ (B2B) có lượng người mua sỉ lớn nên một số ngành như nông sản, thực phẩm chế biến - đóng gói, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, bao bì đóng gói… của Việt Nam hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh trên sàn về chi phí giá thành”, ông Tùng nói.

Cũng tại Hội nghị, đại diện các ngân hàng, tổ chức tài chính đã có chia sẻ về những giải pháp tài chính toàn diện hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.