Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút 25 vạn khách sau 4 tháng hoạt động Lào Cai: Nhiều lễ hội du lịch, chương trình nghệ thuật đặc sắc dịp 2/9 Liên kết phát triển du lịch bền vững: Định vị sản phẩm đặc sắc
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi theo đường Quốc lộ 21B đến thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức), ven dòng sông Đáy êm đềm, du khách yêu mến nghệ thuật dân tộc sẽ có cơ hội ghé thăm thủy đình của phường rối Tế Tiêu và thưởng thức “đặc sản” châu thổ Bắc Bộ là nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Trong khi làng Đào Thục (Đông Anh), Chàng Sơn (Thạch Thất) nổi tiếng với nghệ thuật rối nước thì làng Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) là ngôi làng duy nhất ở Hà Nội còn bảo lưu được cả múa rối cạn và rối nước.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu

Rối Tế Tiêu vẫn có sức sống bền vững, đó là bởi tình yêu, lòng say mê của những nghệ nhân nơi đây và nhất là của Trùm phường, Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng.

Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Rối Tế Tiêu hay diễn các tích tuồng. Nghệ thuật tuồng đề cao yếu tố vũ đạo. Các động tác của mỗi nhân vật lại có đặc trưng riêng. Chưa kể, tất cả các cử chỉ, “ngôn ngữ cơ thể” của quân rối đều xuất hiện trọn vẹn dưới con mắt khán giả, chứ không được che bớt đi một phần như rối nước. Muốn diễn thành thục, phải mất nhiều năm luyện tập.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Khuôn viên thủy đình, nơi trình diễn các màn rối nước.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu

Những giờ rảnh rỗi, Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng đều giành thời gian để sửa chữa và sửa sang lại các các quân rối.

Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Nhạc cụ dân gian sử dụng trong các tích trò diễn xướng rối.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Từng có thời điểm, rối Tế Tiêu đứng trước nguy cơ thất truyền nhưng nhờ sự tâm huyết của những nghệ nhân dân gian, sự quan tâm của chính quyền, rối Tế Tiêu dần vượt qua khó khăn.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Hà Nội có nhiều phường rối nước. Nhưng rối cạn chỉ có một, là Tế Tiêu. Đặc thù của rối Tế Tiêu là phường rối gia đình. Gần 20 nghệ nhân của phường đều là anh em, họ hàng của cố nghệ nhân Phạm Văn Bể. Bây giờ, truyền thống ấy vẫn được duy trì.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu

Rối Tế Tiêu từng bước khẳng định được vị trí, là điểm nhấn đặc sắc của địa phương. Mỗi khi nhắc đến địa danh Mỹ Đức, người ta sẽ nhớ ngay đến di tích chùa Hương và loại hình nghệ thuật múa rối.

Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Để rối Tế Tiêu ngày càng phát triển, những nghệ nhân ngoài việc tìm hướng khôi phục thì còn phải tự trau dồi nghề, tìm và viết các bài diễn xướng mới.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu
Ít ai biết rằng, để giữ được lửa cho rối Tế Tiêu, bên cạnh niềm đam mê, sự cống hiến vô tư thì các nghệ nhân cũng phải kiếm tìm nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nghệ nhân Phạm Công Bằng có nghề sửa chữa đồ điện tử.
Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu

Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng cho biết, nghề sửa chữa điện tử, loa đài anh đang làm đóng vai trò lớn và bổ trợ cho những buổi trình diễn rối Tế Tiêu. Nhờ nghề, kinh phí thuê loa đài được giản tiện.

Người lưu giữ hồn phường rối cổ Tế Tiêu

Giản dị, hồn hậu, rối cạn Tế Tiêu là một đại diện chân thực và sống động cho tâm hồn mộc mạc, chân chất của người lao động, gắn với môi trường sinh thái tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng và truyền tải những điển tích, những giá trị nhân sinh quan tốt đẹp của cha ông.