Nhà đầu tư cần có cái nhìn đa chiều với cổ phiếu bất động sản
VN-Index có thể dao động trong vùng 1.180 - 1.205 điểm với thanh khoản thấp Chứng khoán: Quy tắc lạ đời tạo nên thành công của huyền thoại Gerald Loeb |
Về nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS), chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research) Vũ Ngọc Quang, tại Talkshow Chọn danh mục kỳ 13 chia sẻ, mức rơi 60 - 70% của cổ phiếu bất động sản là khá sốc với các nhà đầu tư và với người làm trong ngành chứng khoán, khi theo dõi diễn biến nhóm cổ phiếu này trong thời gian dài.
Chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research) Vũ Ngọc Quang. |
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, năm 2021, các cổ phiếu BĐS đã có mức tăng rất mạnh, nên việc giảm do điều chỉnh chung của thị trường chứng khoán và tình hình vĩ mô cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, nhà đầu tư nên linh hoạt hơn trong giai đoạn này.
Nếu như vào năm 2021, nhiều nhà đầu tư định giá cổ phiếu theo cách “đếm cua trong lỗ”, lấy diện tích dự án nhân với đơn giá họ kỳ vọng sau đó chia ra lợi ích về cho chủ đầu tư thì ra được giá cổ phiếu bất động sản, thì vị chuyên gia này cho rằng, cách định giá đó trong năm nay đã không còn đúng và không còn phản ánh đúng bản chất thị trường.
Trong bối cảnh hiện tại, lãi suất có chiều hướng gia tăng, việc bán hàng các dự án kéo dài hơn ước tính, dẫn đến giá trị dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cũng cần tính tới trình trạng pháp lý dự án của các doanh nghiệp bất động sản.
Bên cạnh đó, ông Quang cho rằng, nếu chủ đầu tư không có tiền nộp vào ngân sách nhà nước thì việc triển khai dự án bất động sản và thu lợi cho cổ đông rất khó. Do đó, lợi nhuận mà nhà đầu tư tưởng tượng ra có thể hiện thực vào giá cổ phiếu là một câu chuyện khác, nên năm nay nhà đầu tư cần có cái nhìn đa chiều hơn với cổ phiếu BĐS.
Đưa ra lời khuyên, chuyên gia SSI Research cho rằng: "Đối với nhà đầu tư giữ cổ phiếu BĐS đang lỗ 60 - 70% mà kỳ vọng hồi lại được như mức trước đó, với bối cảnh, thanh khoản hiện tại là cực kỳ khó, hay phải chờ đợi một thời gian rất lâu thì mới có thể "về bờ" được.
Nên biết tự tha thứ cho bản thân một chút, tức là có thể chấp nhận cắt lỗ một phần, dành cơ hội cho cổ phiếu và nhóm ngành khác. Khi đó, bạn có thể về được bờ, hoặc có lãi, còn hơn là việc bạn bỏ mặc khoản đầu tư của mình ở đó và kỳ vọng vào một điều không chắc chắn.
Thực ra, cổ phiếu còn có một đặc điểm nữa là nó có hệ số beta tương quan với thị trường rất cao, cho nên nếu chỉ số VN-Index có những hồi phục nhất định thì cổ phiếu BĐS cũng có những nhịp hồi ngắn hạn, mang tính kỹ thuật tương đồng với chỉ số hay cảm nhận thị trường như vậy. Tuy nhiên, để kỳ vọng tăng trưởng 50 - 60% hay tăng băng lần là rất khó".
Chứng khoán hôm nay (22/7) tiếp tục hụt hơi ở phút chót giống với chốt phiên giao dịch đầu tuần (18/7). Như vậy, chỉ số VN-Index đã loanh quanh ở mốc 1.200 điểm trong suốt tuần qua. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index dừng chân sắc đỏ, giảm 3,71 điểm, tức 0,31% xuống còn 1.194,76 điểm. Thanh khoản ở mức thấp khi chỉ đạt 477,9 triệu đơn vị, tương đương với 10.868,9 tỷ đồng. Toàn sàn HOSE đóng cửa với 182 mã tăng, 10 mã trần, 66 mã không có bất kỳ giao dịch nào, 279 mã giảm và 4 mã giảm sàn. Trong số đó, nhóm cổ phiếu thép đáng chú ý vì liên tục mất giá. HPG giảm 2,2% và TIS giảm 5,26% cùng thanh khoản chỉ hơn 500 triệu đồng. Rổ VN30 có tới 22 mã giảm, bộ đôi nhà Vin là VHM và VIC tiếp tục giảm. Cổ phiếu cứu phiên giao dịch phải kể đến GEX và GAS. Nhưng sắc xanh hiện lên nhiều nhất là ở nhóm dầu khí. GAS tăng 3,6%, BSR tăng 2,04%... Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 377 tỷ đồng trên HOSE với MWG được gom ròng mạnh nhất 105 tỷ đồng. Trên HNX và UPCOM, họ mua ròng lần lượt 1,5 tỷ đồng và 33,6 tỉ đồng. Riêng nhóm Bất động sản có đến 10 mã trần, và có cổ phiếu tăng đến gần 14%. |
Bình luận