Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Việt Nam
Giữ thế tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Thúc đẩy hợp tác thủy sản giữa các địa phương của Việt Nam và Ấn Độ |
Việt Nam hiện có hơn 6.600 hồ chứa nước, phân bố ở 45/63 tỉnh, thành phố. Hệ thống công trình thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư nên có khả năng giữ nước phục vụ sản xuất quanh năm, điều tiết nước lũ; nguồn nước chứa hồ sạch thuận lợi cho nuồi trồng thủy sản tạo ra các sản phẩm sạch.
Đại biểu đại diện các tỉnh tham dự Hội nghị. |
Tuy nhiên, các hồ chứa ở Việt Nam hiện nay ưu tiên phục vụ các mục đích thủy điện, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản; nuôi cá lồng bè hồ chứa còn mang tính tự phát, chưa tập trung vùng chuyên canh nên chưa tạo được vùng nuôi an toàn và hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định; nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, về khoa học công nghệ của nhiều địa phương còn thiếu… Hòa Bình là tỉnh nuôi cá lồng trên hồ chứa lớn nhất cả nước, với trên 4.700 lồng, sản lượng đạt hơn 5.500 tấn/năm, chiếm 77% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về hiện trạng, giải pháp, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản trên hồ chứa; phát triển thị trường tiêu thụ; tổ chức sản xuất; hỗ trợ nuôi cá lồng; vấn đề xây dựng thương hiệu cá sạch…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội của địa phương, đồng thời là thành tố quan trọng để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, bảo đảm an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi.
Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm áp lực khai thác trong thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị: Tổng cục Thủy sản, trên cơ sở các báo cáo của các đơn vị, tham luận của các tỉnh xem xét các văn bản về quản lý hồ chứa, tiếp tục nghiên cứu đánh giá các nội dung về phát triển thủy sản; xem xét kỹ lưỡng về dung tích, khí tượng thủy văn; giống, thức ăn, hạ tầng, sơ chế chế biến, cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư; Triển khai các nhiệm vụ, thực hiện các đề án quyết liệt hiệu quả.
Đồng thời, Tổng cục Thủy sản cần đặc biệt lưu ý về vấn đề an ninh lương thực, đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; gắn sản xuất nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn sinh học, quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Theo Trần Hảo/nhandan.vn
https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-tren-ho-chua-o-viet-nam-702718/
Bình luận