(LG) Sự kiện "Tuần lễ áo dài" được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động với sự hưởng ứng tích cực của phụ nữ Thủ đô. Tại thị xã Sơn Tây, "Tuần lễ áo dài năm 2023" được tổ chức, bằng các hoạt động thiết thực, phù hợp. Đặc biệt, với sự hưởng ứng nhiệt tình, nữ công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây đã và đang tích cực đóng góp trong gìn giữ, phát huy sản phẩm văn hóa Việt Nam.
Tại Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Liên đoàn Lao động thị xã cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”. Đây là một trong những hoạt động để giữ gìn và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội.
Chương trình có sự quy tụ và tham gia nhiệt tình của gần 1.000 nữ công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây.
Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa và Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây Nguyễn Thị Tố Quyên rạng rỡ, duyên dáng trong tà áo dài.
Chiếc áo dài góp phần tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, trở thành niềm kiêu hãnh, niềm tự hào đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam.
Với các nữ cán bộ, viên chức, người lao động, việc diện trên mình những chiếc áo dài duyên dáng trong các dịp hội họp, sinh hoạt của đơn vị vô cùng ý nghĩa.
Tại thị xã Sơn Tây toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thị xã mặc áo dài từ ngày 1 đến 8/3, nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, nơi sinh sống.
Phụ nữ Sơn Tây rạng rỡ trong Tuần lễ áo dài.
Nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến áo dài. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Sự hưởng ứng nhiệt tình, nữ công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây đã và đang tích cực đóng góp trong gìn giữ, phát huy sản phẩm văn hóa Việt Nam.
Gần 1.000 nữ công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây duyên dáng bên di sản Thành cổ Sơn Tây.
(LG) Thị xã Sơn Tây thông tin, vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam 2024 dự kiến sẽ diễn ra ngày 9/1/2025 và vòng chung kết diễn ra ngày 11/1/2025.
(LG) Ban Quản lý tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) thông báo tạm dừng hoạt động, đặc biệt là hoạt động ca nhạc văn nghệ, nhảy múa, vui chơi cũng tạm dừng trên tuyến phố này.
Hà Nội đang triển khai 3 khu dự án tập trung ở huyện Đông Anh. Quy hoạch khu lớn nhất gần 200 ha theo mô hình tiến tới tương tự nhà ở thương mại nhưng với giá thành thấp; dự kiến các căn nhà ở theo mô hình giá dưới 18 triệu/m2. Hà Nội cam kết tất cả dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm.
Thông tin thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, cho phép tháo gỡ vướng mắc của hàng loạt dự án bất động sản như một làn gió mát thổi vào nền kinh tế, góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán khi VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm sau nhiều tháng biến động.
Với sự đồng hành của Chính phủ, sự vào cuộc của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp… Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành trung tâm chuyển hóa, logistics, quan trọng của khu vực. Qua đó, hướng đến việc hoàn thành 3 mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước.
Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng) đã diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 419 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại sự kiện đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó du khách được trải nghiệm thêu thủ công.
(LG) Dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, du lịch Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ về lượng khách, đặc biệt là khách nội địa và khách quốc tế. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, từ ngày 25/1 - 2/2, ngành du lịch đã phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đồng thời, khách quốc tế cũng đổ về các điểm du lịch nổi tiếng, mang đến một không khí Tết đầy sôi động và vui vẻ.
Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
(LG) Tết Nguyên đán là dịp mà Hà Nội trở nên lung linh và đầy sắc màu, thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và chụp ảnh. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm vui chơi và những góc chụp ảnh check-in đẹp để lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào trong ngày Tết này, dưới đây là một số gợi ý hấp dẫn không thể bỏ qua.
Đến thăm đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) những ngày xuân, bước chân đi dưới những hàng cổ thụ râm mát, trong làn khói hương trầm thơm ngát mà như lạc bước vào xứ sở huyền thoại thuở nào. Thành kính thắp nén nhang, lặng nhìn ra bốn phía, tiếng vó ngựa của Phù Đổng Thiên Vương như đang hiện về… cả đất nước chuyển mình “vươn vai” Phù Đồng, vì một Việt Nam hùng cường.
Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội đang triển khai 3 khu dự án tập trung ở huyện Đông Anh. Quy hoạch khu lớn nhất gần 200 ha theo mô hình tiến tới tương tự nhà ở thương mại nhưng với giá thành thấp; dự kiến các căn nhà ở theo mô hình giá dưới 18 triệu/m2. Hà Nội cam kết tất cả dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm.
Thông tin thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, cho phép tháo gỡ vướng mắc của hàng loạt dự án bất động sản như một làn gió mát thổi vào nền kinh tế, góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán khi VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm sau nhiều tháng biến động.
Với sự đồng hành của Chính phủ, sự vào cuộc của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp… Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành trung tâm chuyển hóa, logistics, quan trọng của khu vực. Qua đó, hướng đến việc hoàn thành 3 mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước.
Bình luận