Chuyển đổi số để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Thấy gì khi hoạt động đào tạo thương mại điện tử nở rộ?

Thị trường Fintech (công nghệ tài chính) thực sự bùng nổ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR tăng 86%; đồng thời cũng đưa ra dự báo xu hướng này sẽ còn được tiếp tục đẩy mạnh, khi giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại nước ta dự kiến tăng gần 4 lần, từ 16 tỷ USD vào năm 2016 lên đến 70,9 tỷ USD vào năm 2025.

Song theo đại diện của một ngân hàng, hiện nay, hệ thống ngân hàng lõi còn tương đối lạc hậu, chưa đủ điều kiện để tích hợp ứng dụng số hóa dựa trên dữ liệu lớn: “Thách thức cho hoạt động ngân hàng khi chuyển đổi số, đầu tiên là thiếu nhân sự đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ khi chuyển đổi số; thứ hai, chuyển dịch nhanh chóng của công nghệ cũng là thách thức khi không cập nhật. Cùng với đó, thách thức trên hành trình chuyển đổi số của các ngân hàng truyền thống rất khó khăn trong việc đầu tư cho điện toán đám mây; hành lang pháp lý cũng chưa hoàn thiện”.

Thúc đẩy hoạt động Fintech và ngân hàng số tại Việt Nam
Cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế về công nghệ tài chính

Để triển khai mô hình ngân hàng số, yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp cùng các công ty Fintech trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh và thay đổi từng ngày, nhưng các quy định pháp lý lại chưa theo kịp để bảo vệ người tiêu dùng, các giao dịch điện tử còn yếu và thiếu. Do đó, cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế về công nghệ tài chính. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ số.

Thúc đẩy hoạt động Fintech và ngân hàng số tại Việt Nam
Thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng

“Về hành lang pháp lý đối với cả người chuyển đổi số nói chung và đối với ngân hàng đang rất thiếu và yếu. Đặc biệt, trong lĩnh vực Fintech, hiện nay ngành Ngân hàng đang kiến nghị với Chính phủ ban hành Nghị định (Sandbox) ngành ngân hàng phải chuyển đổi số toàn diện. Chúng ta nói đến Chính phủ số, nền kinh tế số, hiện ngành Ngân hàng là bước đi đầu - mới chỉ là chuyển đổi số 50 %; mà muốn làm tiếp tục làm 50% nữa thì các bộ, ngành; đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông và bộ, ngành liên quan cần tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam nêu rõ./.

Theo Nguyễn Hằng/VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/thuc-day-hoat-dong-fintech-va-ngan-hang-so-tai-viet-nam-post992365.vov