Thống nhất giao vốn kế hoạch cho 3 dự án giao thông quan trọng TP.HCM: Lên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án đường Vành đai 3 Phấn đấu khởi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giữa năm 2023

Mới đây Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh báo cáo UBND Thành phố tiến độ triển khai dự án, trong đó “tiếp tục” hướng dẫn chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (Công ty Đông Dương) hoàn thiện thủ tục về quy hoạch, đất đai.

Trước đề xuất của Công ty Đông Dương, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cho biết: Việc giữ các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự án được duyệt vào năm 2015 có thể xem xét chấp thuận nhưng Công ty cần phối hợp với Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM điều chỉnh phương án thiết kế phần ngầm công trình đảm bảo phạm vi bảo vệ tuyến metro số 2. Diện tích còn lại cần bố trí đủ chỗ để xe, tập kết xe, giao thông kỹ thuật, đảm bảo chiều cao công trình được chấp thuận (16m) nhưng cần báo cáo xin chủ trương UBND TP.HCM để thực hiện điều chỉnh cục bộ ô phố QCP-2 (quy mô hơn 10,1ha) có chức năng quy hoạch đất công viên dân dụng thuộc khu trung tâm hiện hữu 930ha.

Trước đó, vào tháng 2/2020 Công ty Đông Dương có văn bản báo cáo dự án bãi đậu xe sân khấu Trống Đồng, trong đó đồng ý không bố trí chức năng thương mại dịch vụ tại tầng 1 mà sẽ sử dụng làm không gian mở, phục vụ công cộng. Do việc thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn dự án nên Công ty Đông Dương đề xuất được phép khấu trừ giá trị xây dựng hoàn trả sân khấu vào tiền sử dụng đất đồng thời cho phép công ty được thuê dài hạn diện tích sân khấu Trống Đồng.

Tại cuộc họp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cuối tháng 3/2022, Công ty Đông Dương đề xuất giữ nguyên các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc vào năm 2015, trường hợp không cho phép bố trí chức năng thương mại dịch vụ trên mặt đất thì Công ty đề nghị được cho thuê dài hạn sân khấu Trống Đồng để tổ chức kết nối sân khấu với phần thương mại ngầm phía dưới.

Trong khi đó, tại cuộc họp giữa tháng 7/2022, liên Sở: Tài nguyên và Môi trường và Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho rằng, việc UBND TP.HCM ban hành quyết định cho Công ty Đông Dương thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hầm chứa xe ngầm kết hợp thương mại, dịch vụ sân khấu Trống Đồng chỉ là bước đầu quá trình đầu tư xây dựng. Việc thu hồi đất giao Công ty Đông Dương thuê để thực hiện dự án theo giấy chứng nhận đầu tư cũng chỉ là bước đầu để công ty thực hiện các bước tiếp theo.

Năm 2009, dự án hầm đỗ xe và dịch vụ công cộng tại khu vực sân khấu Trống Đồng được xem xét chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo phương án diện tích sàn xây dựng phần nổi khoảng 5.306m2, trong đó sẽ hoàn trả cho sân khấu Trống Đồng 3.653m2, phần còn lại Công ty Đông Dương được phép quản lý sử dụng để bố trí kinh doanh thương mại, để xe, tập kết xe và giao thông kỹ thuật.

Tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư làm bãi xe ngầm sân khấu Trống Đồng
Thiếu bãi đậu xe là một trong những nguyên nhân dẫn tới kẹt xe tại khu vực trung tâm TP.HCM.

UBND TP.HCM đã đồng ý điều chỉnh mức tỷ lệ 40% diện tích làm thương mại và 60% diện tích để xe trên tổng diện tích sàn xây dựng. Đến năm 2010, UBND Thành phố có quyết định cho Công ty Đông Dương thuê đất để thực hiện dự án. Năm 2015 Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc bãi đậu xe ngầm Tao Đàn, mật độ xây dựng là 49%, hệ số sử dụng đất phần nổi là 0,98, phần ngầm là 6,95, tỷ lệ thương mại dịch vụ đậu xe là 35 – 65%, bố trí 2 lối ra 2 lối vào và đã được UBND TP.HCM chấp thuận.

Trong năm 2017 Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có văn bản đề nghị Công ty Đông Dương khi triển khai dự án cần tính toán thiết kế xây dựng tính đến phần diện tích hơn 1.200m2 nằm trong vùng kiểm soát xây dựng thuộc phạm vi bảo vệ công trình đường sắt tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương). Đến năm 2020 Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM đề xuất UBND Thành phố giao Công ty Đông Dương hoàn chỉnh thiết kế và phương án kiến trúc.

"Đắp chiếu" các bãi đậu xe ngầm

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ xây dựng 4 bãi đậu xe ngầm trong trung tâm. Cụ thể, dự án tại công viên Lê Văn Tám (tổng mức đầu tư khái toán khoảng 1.748 tỷ đồng) có 4 tầng ngầm, công suất 2.024 xe máy, 1.260 xe du lịch, 27 xe buýt. Bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng (khái toán vốn đầu tư hơn 740 tỷ đồng) có 7 tầng ngầm và 3 tầng nổi, đáp ứng 890 xe ô tô, 400 xe máy. Bãi đậu xe ngầm công viên Tao Đàn (4 tầng hầm, tổng mức đầu tư 1.055 tỷ đồng), đáp ứng 1.198 xe ô tô, 896 xe máy. Bãi giữ xe tại sân vận động Hoa Lư (tổng vốn đầu tư 3.419 tỷ đồng) có quy mô 5 tầng hầm, đáp ứng 2.548 ô tô, 2.873 xe máy. Hiện nay các dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, lập quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục về quy hoạch, đất đai, xây dựng.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM: Tính đến tháng 6/2022 Thành phố đang quản lý hơn 8,66 triệu phương tiện trong đó có gần 850.000 xe ô tô. So với cùng kỳ năm 2021, tổng số phương tiện đang quản lý tăng 2,41% trong đó ô tô tăng 5,29%, xe máy tăng 2,11%. Bình quân mỗi ngày có khoảng 200 ô tô và 680 mô tô đăng ký mới.

TP.HCM hiện đang thiếu các bãi đậu xe máy, xe ô tô khu vực trung tâm. Thành phố đã lên nhiều phương án để giải bài toán kẹt xe khu vực nội đô trong đó có bài toán xây dựng các bãi đậu xe ngầm ở dưới công viên, sân bóng đá. Tuy nhiên các ý tưởng đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy, thậm chí có doanh nghiệp đã làm lễ động thổ dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám (quận 1) rồi cũng "nản chí" do vướng nhiều yếu tố, trong đó có các chỉ tiêu quy hoạch phần thương mại, dịch vụ để nhà đầu tư có thể hoàn vốn.

Hiện nay, TP.HCM đang lập quy hoạch điều chỉnh chung đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060, lập quy hoạch không gian ngầm (trong đó có các bãi đậu xe ngầm). Trước mắt TP.HCM lập quy hoạch không gian ngầm đô thị khu vực trung tâm hiện hữu 930ha và Khu đô thị mới Thủ Thiêm 657ha.