Tiếp tục thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin: Nợ phải trả hơn 7.000 tỷ đồng

Thông tin trên được ông Dũng nêu khi báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 diễn ra ngày 9/11.

Theo Bộ trưởng, đó là kết quả của việc suốt thời gian qua, Chính phủ không ngừng quyết liệt tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Nhận xét về nền kinh tế những tháng vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, bội chi, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều phạm vi cho phép, nợ nước ngoài giảm nhanh.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng tăng 3,78% so với cùng kỳ trong bối cảnh đã điều chỉnh giá điện, học phí. Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, phù hợp với diễn biến thị trường thế giới. Thu ngân sách Nhà nước 10 tháng ước đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 10 tháng tăng lần lượt 15,8%, 14,9% và 16,8% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 23,3 tỷ USD. Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, doanh nghiệp tiếp tục khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế. Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng tăng 8,3%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là từ bên ngoài; sức cầu trong nước thấp; nhiều dự án bị đình trệ, vướng mắc khiến nguồn lực của nền kinh tế bị tồn đọng.

"Nhiệm vụ những tháng cuối năm là rất thách thức để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, cần có giải pháp mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả để giải quyết các vấn đề tồn đọng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn, phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt 7% và trên 7%", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và nhận diện khó khăn, thách thức trong bối cảnh mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung triển khai trong các tháng còn lại của năm 2024. Trong đó có giải pháp tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, xác định công tác hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư.

Ngoài ra, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, bảo đảm nguồn cung và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2025.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai, giải phóng tối đa nguồn lực bị tồn đọng trong nền kinh tế cho tăng trưởng và phát triển.

H.Phong (t/h)