Các di tích của Hà Nội thu hút đông đảo khách tham quan
TP.HCM có thêm một sản phẩm du lịch "lần đầu tiên" [Infographic]: Những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Hà Nội [Infographic]: 6 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội tăng 42% |
Theo thống kê, Đền Ngọc Sơn và các di tích cách mạng kháng chiến (5D Hàm Long, 48 Hàng Ngang, 90 Thợ Nhuộm, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc) thu hút 630 nghìn lượt khách tới tham quan, thu phí đạt gần 17 tỷ đồng. Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón gần 295 nghìn khách, thu phí đạt 7 tỷ đồng.
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón trên 773 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 21 tỷ đồng. Như vậy, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý đạt doanh thu gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt thu 25% so với kết hoạch năm 2023.
Du khách tham quan khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Để phát huy giá trị và tạo sức hấp dẫn đối với điểm đến, các di tích trên địa bàn Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức các hoạt động triển lãm, giao lưu như: Trưng bày chuyên đề “Phút hồi sinh” kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng trở về của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (1973 - 2023); tổ chức 9 buổi giao lưu giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị trên địa bàn thành phố với nhân chứng lịch sử. Tại di tích, chương trình “Đêm thiêng liêng 2” và “Đêm thiêng liêng 3” tiếp tục diễn ra, thu hút đông đảo thế hệ trẻ đến tham gia trải nghiệm.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích: Hội chữ Xuân chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm”; triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh của di sản Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954”; phát động các hoạt động của không gian sáng tạo tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; talkshow ứng dụng chất liệu văn hóa trong sáng tạo nghệ thuật,...
Trung tâm cũng phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức phục vụ trình diễn hài kịch Kyogen “Bon San” và triển lãm mặt nạ truyền thống Nhật Bản Nohgaku; phối hợp với bang Hessen của Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức trao thưởng cho các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập; chương trình “Trà hài hòa thế giới” - Tuần Văn hóa du lịch tại hồ Văn…
Đông đảo khách tham quan tại Bảo tàng Hà Nội. |
Bảo tàng Hà Nội duy trì mở cửa đón khách tham quan, bố trí cán bộ thuyết minh hướng dẫn, đón tiếp trên 61 nghìn lượt khách. Bảo tàng tiếp tục duy trì các trưng bày chuyên đề, triển lãm; tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng; số hóa 3D nhóm hiện vật Bảo vật quốc gia mới được công nhận…
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, từ nay đến cuối năm, các di tích do Sở quản lý tiếp tục triển khai hoạt động trưng bày, triển lãm, văn hóa nghệ thuật tạo điểm nhấn thu hút khách. Trong đó, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám dự kiến đưa vào vận hành chương trình tham quan về đêm tại di tích; phối hợp với cơ quan chức năng chuẩn bị cho không gian đi bộ xung quanh di tích.
Với định hướng du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến lĩnh vực du lịch văn hóa, ngành du lịch Hà Nội xác định tập trung xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Hà Nội. Thương hiệu dựa trên những giá trị văn hóa đặc sắc, trọng tâm là các giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực, thông qua đó hình thành hệ thống các điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.
Do đó, thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội cũng triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn; nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, làng cổ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Thủ đô bền vững, có giá trị kinh tế cao. Phát triển du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô có bản sắc, vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực.
Bình luận