Quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Nhiều ngân hàng lọt top nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng

Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố đạt lợi nhuận 9 tháng năm 2022 là hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 71% so cùng kỳ năm 2021. Theo Tổng Giám đốc LienVietPostBank Phạm Doãn Sơn, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã cán đích và nhỉnh hơn kế hoạch cả năm 2022 chỉ sau 9 tháng nhờ thu nhập lãi thuần tăng mạnh từ tín dụng bán lẻ.

Còn lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) cho biết, ngân hàng đạt tăng trưởng lợi nhuận 59% so với cùng kỳ năm 2021, lãi trước thuế 4.016 tỷ đồng, đạt gần 83% kế hoạch của cả năm 2022. Tổng doanh thu thuần của ngân hàng đạt gần 7.282 tỷ đồng, tăng 41,5% nhờ tăng trưởng từ kinh doanh bán lẻ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh thu phí.

Các ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận
VIB thông báo kết quả kinh doanh sơ bộ với lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.780 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt lợi nhuận trước thuế 4.440 tỷ đồng, bằng 84,1% kế hoạch, trong đó tỷ trọng thu ngoài lãi là 39,4%. Riêng quý 3, lợi nhuận của ngân hàng đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2021. Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đạt lợi nhuận trước thuế 5.926 tỷ đồng, tăng 1.532 tỷ đồng, tương ứng 35% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 72% kế hoạch năm. Ngân hàng này ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 11.951 tỷ đồng, tăng 2.045 tỷ đồng, tương đương hơn 20%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) cũng thông báo kết quả kinh doanh sơ bộ với lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.780 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, thuộc nhóm hàng đầu thị trường.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, ngân hàng gia tăng lợi nhuận là tín hiệu đáng mừng, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng từ đầu quý 3, lãi suất cho vay hầu như không điều chỉnh và mức tăng không nhiều so với tốc độ tăng của lãi suất huy động. Như vậy, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tiệm cận dần với thông lệ quốc tế khi tín dụng chỉ là một phần bổ sung mang lại doanh thu. Các ngân hàng đã mở rộng nhiều hoạt động dịch vụ khác, góp phần giúp lợi nhuận tăng trưởng.

Trong quý 4/2022, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng có thể không được như kỳ vọng, bởi mặt bằng lãi suất tăng khiến khách hàng phải tính toán cẩn trọng hơn. Bên cạnh đó, ngoài yếu tố lãi suất, các tổ chức tín dụng cũng cần phải xem xét kỹ khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến với nhiều khó khăn hơn. Việc các ngân hàng có lợi nhuận cao trong quý 3 cần phải nhìn đầy đủ các góc độ hoạt động tài chính - ngân hàng, không thể chỉ nhìn vào con số lợi nhuận mà bắt ngân hàng phải giữ nguyên lãi suất cho vay, khi lãi suất huy động tăng cao.