Khó tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường bất động sản có nguy cơ đóng băng Lãi suất tăng, người gửi mừng, người vay lo lắng Nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên trên 8,5%/năm
Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng
Khách hàng mua nhà và chủ đầu tư thỏa thuận phí bảo lãnh ngân hàng. (Ảnh minh họa: HP)

Theo nội dung thông tư, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ các quy định, xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định với dự án đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai (quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản).

Thông tư cũng quy định số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua, theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản.

Một số nội dung đáng chú ý khác liên quan đến việc bảo lãnh được quy định trong Thông tư 11 bao gồm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có); trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2023.