Chàng trai Quảng Bình bỏ phố về quê lập nghiệp thu hàng tỷ đồng mỗi năm
Đan Phượng đẩy mạnh mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới |
Làm giàu từ cây mận Mộc Châu |
Nỗ lực làm giàu từ nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh |
Bén duyên với nghề sau chuyến đi công tác nước ngoài
Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, chúng tôi tìm về làng quê nghèo Trung Thủy. Tại đây, chúng tôi được chứng kiến nhiều sản phẩm được làm từ gỗ như đũa, muỗng, gáo… Những sản phẩm này vừa mới được làm ra từ những đôi tay của nhóm thợ làng.
Chia tay về các sản phẩm anh Triển kể lại: “Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn (Bình Định), cũng như bao sinh viên khác, tôi chọn vào thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) lập nghiệp để có cơ hội đổi đời. Sau đó, tôi được nhận vào làm tại Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel) với mức lương gần 20 triệu đồng/tháng.
Anh Lê Thanh Triển kể lại quá trình bén duyên với nghề. |
Năm 2013, tôi được công ty cử sang Nhật Bản công tác và được tham quan tại một xưởng chuyên sản xuất đũa gỗ mỹ nghệ xuất khẩu tại đây. Lúc này, trong đầu tôi bỗng có suy nghĩ mới về lĩnh vực này, muốn quan tâm gần hơn.
Sau khi về nước, tôi dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu, bằng chút vốn liếng mà hai vợ chồng dành dụm bấy lâu, tôi quyết chí đầu tư một cơ sở sản xuất đũa gỗ ở TP. HCM. Mới đầu, sản phẩm của tôi gặp nhiều khó khăn về việc ra thị trường, nhưng dần dà tìm được chỗ đứng trên thị trường tại TP. HCM.
Năm 2017, sản phẩm đũa gỗ mỹ nghệ, chủ yếu là hàng cao cấp của vợ chồng tôi chiếm khoảng 70% thị trường của chợ đầu mối Bến Thành.
Sau khi có chỗ đứng trong thị trường, năm 2018 tôi quyết định về quê lập nghiệp để giúp người lao động nông thôn có công ăn việc làm. Nói là làm, tôi quyết định giao cơ sở tại TP. HCM cho người khác quản lý để trở về Quảng Bình lập nghiệp.
Tại quê nhà, vợ chồng tôi đã bắt tay ngay vào việc đầu tư xây nhà xưởng, đặt chế tạo thêm máy móc, tìm nguyên liệu, nhân công... và tìm thị trường đầu ra. Đầu tiên, tôi đã thuê những người khéo tay trong làng, rồi chỉ việc từng người để tập làm quen với các công đoạn sản xuất.
Những sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP 4 sao. |
Sau nhiều cố gắng, đến nay thương hiệu đũa gỗ Quảng Thủy cũng được thị trường đón nhận. Hiện nay, bình quân mỗi tháng hợp tác xã (HTX) xuất bán khoảng 120.000 đôi đũa gỗ, đồng thời tạo thu nhập ổn định thường xuyên cho khoảng 20 lao động chính thức làm tại xưởng với mức từ 5-8 triệu đồng/người/tháng và khoảng hơn 50 hộ gia đình nhận sản phẩm gia công tại nhà.
Nói về thu nhập, anh Triển cho biết mỗi năm cơ sở của gia đình anh thu lợi nhuận khoảng 6 -7 tỷ đồng, trừ chi phí mua nguyên liệu và trả lương cho công nhân lao động thì gia đình thu lãi trên dưới 1 tỷ đồng/năm
Cú “lội ngược dòng” của anh Lê Thanh Triển khiến người làng quê tròn mắt, bởi cả làng làm nông từ bao đời nay, nay khi nghe Triển bỏ phố về quê xây dựng cơ sở làm đũa gỗ thì chẳng mấy ai dám tin là thành công được. Ngay cả gia đình, họ hàng của anh cũng bỡ ngỡ.
Ấp ủ đưa thương hiệu đũa gỗ Quảng Thủy vươn ra nước ngoài
Dù thương hiệu đũa gỗ Quảng Thủy đã tìm được chỗ đứng trên thị trường nội địa, cho thu nhập ổn định nhưng anh Triển luôn ôm ấp giấc mơ đem thương hiệu chân quê của mình vươn ra những thị trường “khó tính” ở các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm vừa rồi các loại đũa gỗ của HTX anh đã xuất sang Hàn Quốc nhưng phải qua công ty trung gian.
HTX Sản xuất đũa gỗ Quảng Thủy hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. |
Hỏi về nguyên liệu để làm ra sản phẩm, anh Triển chia sẻ: “Loại cây như gỗ, cau, dừa, tre… chủ yếu thu mua lại tại các xưởng cưa trong địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện cơ sở anh chuyên sản xuất các đôi đũa cao cấp các loại như đũa cây Ké Sừng Cẩn 2 gạch, đũa cây Giáp Mật vuông trơn, đũa cây Lát hoa, đũa Giáp Mật ghép hình thiếu nữ… Tiêu chí hướng đến là sản xuất đũa sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không với hóa chất và phẩm màu độc hại”.
Chị Hoa, công nhân ở Xưởng sản xuất đũa gỗ tâm sự: “Nhờ có vợ chồng anh Triển mà chúng tôi mới bỏ được cái nghề làm nông đầy gian khó với thu nhập chỉ đủ bữa ăn trong gia đình, giờ hàng chục người dân ở làng quê có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao khiến bà con ai cũng phấn khởi, vui mừng”.
Được biết, anh Triển đang nghiên cứu và sắp cho ra dòng sản phẩm với công nghệ Sơn Ta, loại đũa gỗ được đánh bóng bởi hợp chất tinh dầu cây Sơn Ta (có nhiều ở tỉnh Phú Yên) và nhựa thông rất được thị trường các nước Đông Á ưa chuộng. Dự kiến, trong năm này, cơ sở sẽ xuất được khoảng nửa triệu đôi đũa sang thị trường này.
Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Thủy cho biết: “Các sản phẩm của HTX Sản xuất đũa gỗ Quảng Thủy đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2021; các loại đũa gỗ mỹ nghệ dòng cao cấp hơn được làm từ chất liệu sừng, xương, ngọc trai, ốc xà cừ... có giá trị thẩm mỹ cao, chất lượng tốt đã được công nhận tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Tháng 3/2021, anh Lê Thanh Triển vinh dự được Thủ tướng tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào chung tay vì người nghèo”.
Bình luận