Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tăng 3,06%
Sức mua có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm |
Ảnh minh họa. |
Trong tháng này, có 8/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước. Cụ thể, nhóm giáo dục tăng 33,84% (tác động làm tăng CPI 2,68%) do các trường học trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,81% (tác động làm tăng CPI thêm 0,37%) do trong tháng giá nước sinh hoạt tăng 19,42%, giá dầu hỏa tăng 8,12%, giá gas tăng 7,78%. Nhóm giao thông tăng 1,18% (tác động làm CPI chung tăng 0,12%) do trong tháng giá xăng, dầu điều chỉnh tăng so với tháng trước 3,51%, dầu diezen tăng 5,96%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,64% (tác động làm tăng CPI 0,2%) do giá lương thực tăng 2,51%, giá thực phẩm tăng 0,54% (trong đó thịt lợn tăng 4,88%; thịt chế biến tăng 0,14%; rau tăng 1,94%); dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%...
Có 3 nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước, gồm: Bưu chính viễn thông giảm 0,15%; văn hóa, giải trí, du lịch giảm 0,11%; thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,01%. So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 9 tăng 0,51% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,54%.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/9, một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, giá gạo, xăng, dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước.
So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,66%. CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với quý III/2022. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận