Chia sẻ về tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô
Hà Nội - Pháp: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp hàng không Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp |
Hội thảo với 3 nội dung chính: Nhu cầu nội địa hóa và sự thích ứng doanh nghiệp nội địa; chuyển đổi số trong sản xuất; chia sẻ xu hướng đổi mới khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đây là điểm mới, quan trọng và là cơ hội chia sẻ mối quan tâm chung giữa các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp về thực trạng, tiềm năng và nhu cầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội. Từ đó tìm ra giải pháp và đề xuất chính sách để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành sản xuất công nghiệp của Thành phố và cả nước.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp hỗ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng thể hiện qua việc cung ứng vật liệu, linh kiện phụ tùng, các bán thành phẩm ngay trong nội địa bảo đảm tính chủ động cho ngành công nghiệp, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu.
Đồng thời, góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực, giảm nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp. Giảm nhập siêu, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm, các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực. Kết quả thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: Sản xuất linh kiện, phụ tùng - đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày và sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên.
Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Tuy nhiên, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng cho rằng, ngành Công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội và cả nước hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực. Quá trình này đòi hỏi cần phải có những định hướng, cơ chế chính sách, giải pháp đúng và đủ mạnh để phát triển theo kịp các nước trong khu vực và thế giới…
Chính vì vậy, Sở Công Thương Hà Nội và các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, các chương trình phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh triển khai chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn; chương trình khuyến công, sản xuất kinh doanh tiêu dùng bền vững, các chương trình xúc tiến thương mại, xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường… Qua đó, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của ngành Công Thương và TP. Hà Nội năm 2022 và các năm tiếp theo.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, các doanh nghiệp đã có thời gian thảo luận sôi nổi về sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tiềm năng và cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; ứng dụng nhà máy thông minh trong sản xuất; giải pháp số hóa hệ thống trong sản xuất; Intralogistic-tiềm năng và ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất và logistic;…
Thông qua Hội thảo, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ được tiếp cận về tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước và quốc tế, làm cơ sở nghiên cứu để hoạch định, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển.
Đồng thời có thêm kinh nghiệm, ứng dụng thực tiễn vào sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ; phát huy năng lực, thế mạnh để kết nối tham gia chuỗi liên kết - cung ứng trong vùng kinh tế Thủ đô; tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI trong nước và quốc tế…
Bình luận