Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Ngành điện tử Việt Nam thiếu hụt lao động có kỹ năng Tận dụng cơ hội trong bối cảnh biến động thị trường chứng khoán Tạo động lực để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững |
Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý… cùng thảo luận và chia sẻ về những hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế cũng như nhận diện được những rủi ro tương tự trong hoạt động thương mại; từ đó có giải pháp phòng, tránh tranh chấp, lừa đảo khi triển khai các giao dịch xuất nhập khẩu.
Thời gian qua, xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Song song với đó cũng xuất hiện không ít tình trạng lừa đảo khiến doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Đáng chú ý, cách đây ít lâu, dư luận và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm vụ việc các containers hạt điều gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ của các lô hàng gửi đến Italia và Thổ Nhĩ Kỳ và có nguy cơ mất hàng. Điều này cho thấy, việc sớm nhận diện được những rủi ro trong hoạt động thương mại là hết sức cần thiết.
Theo đại diện VCCI, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, đối phó với lừa đảo trong giao thương quốc tế. |
Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết: Hiện tại, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở của khu vực và quốc tế; hàng hóa Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 200 quốc gia… khi Việt Nam hội nhập đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp làm việc với nhiều đối tác nước ngoài hơn, được tiếp cận “sân chơi” rộng hơn, luật chơi khác nhau, nguy cơ tranh chấp thương mại vì thế cũng gia tăng.
“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thông thạo thông lệ quốc tế nên dễ sa chân vào các vụ tranh chấp, rơi vào bẫy lừa đảo; cũng không loại trừ một số doanh nghiệp còn làm ăn chộp giật… Để doanh nghiệp Việt kinh doanh quốc tế an toàn và hiệu quả cần phải làm nhiều việc. Trước tiên, bản thân doanh nghiệp cần hoàn thiện mình, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tốt; các doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với các đơn vị thương vụ doanh nghiệp tại thị trường mình hướng tới… có như vậy mới có thể đảm bảo an toàn”, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ.
Toàn cảnh chương trình Hội thảo. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý cùng thảo luận về vụ việc hàng loạt containers hạt điều gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ của các lô hàng gửi đến Italia. Các địa biểu đều thống nhất và rút ra kinh nghiệm rằng các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác, đặc biệt là vấn đề năng lực tài chính qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước, không nên tin tưởng hoàn toàn vào bên môi giới.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và tập quán giao nhận hàng hóa tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên trao đổi với đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để hiểu rõ, nắm vững nội dung pháp luật thương mại quốc tế có liên quan để có thể đàm phán và soạn thảo hiệu quả các điều khoản của hợp đồng, như các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, vấn đề giao nhận, thanh toán, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trong đó đặc biệt nhất là quy định về giải quyết tranh chấp và lựa chọn pháp luật áp dụng vì tính chất quốc tế của các loại hợp đồng này.
Bình luận