Áp lực bán giải chấp không còn lớn, VN-Index tiếp tục có quán tính tăng điểm Rủi ro giảm điểm còn hiện hữu, nhà đầu tư hạn chế bắt đáy

Sau diễn biến giằng co ở phiên sáng và dần đuối sức về cuối phiên, thị trường tiếp tục bước vào phiên giao dịch chiều không mấy khả quan. Áp lực bán vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index khó hồi phục. Chỉ số này đã dao động nhẹ quanh vùng giá 960 điểm trong gần 1 giờ giao dịch.

Chứng khoán ngày 21/11: Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng mạnh
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm.

Bên cạnh diễn biến thị trường giao dịch, giới chuyên gia còn chỉ ra yếu tố đáng lo ngại khác là tiêu dùng, sau giai đoạn đầu bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa trở lại hậu Covid-19 đã yếu đi. Trụ cột xuất khẩu từ khoảng quý III/2022 đến nay có dấu hiệu suy yếu và dự báo sang năm 2023 còn khó khăn. Khi 3 trụ cột tăng trưởng này đều kém tích cực, doanh nghiệp càng lao đao hơn. Cũng là một phần nguyên nhân tác động lên thị trường chứng khoán.

Chốt phiên giao dịch chứng khoán hôm nay 21/11, chỉ số VN-Index giảm 8,68 điểm (-0,9%) xuống 960,65 điểm. Toàn sàn HOSE có 259 mã tăng (53 mã tăng trần) và 177 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 597,72 triệu đơn vị, giá trị 8.784,91 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 75 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.374,4 tỷ đồng. Trong đó, riêng KDH đóng góp 20 triệu đơn vị, giá trị 444 tỷ đồng.

Nhìn chung, cổ phiếu GVR vẫn là mã tăng tốt nhất của rổ VN30 với khối lượng khớp lệnh hơn 2,82 triệu đơn vị, dư mua trần gần 30.000 đơn vị. Các mã khác trong nhóm giữ được sắc xanh có POW tăng 2%, SAB tăng 1,9%, KDH tăng 1,4%, VNM tăng 1,2%, PLX tăng 0,8%, VIB tăng 0,5%. Cùng với đó, bộ 3 cổ phiếu ngân hàng là MBB, TPB, VPB đứng giá tham chiếu.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt mã như DIG, HAG, HSG, HQC, LDG… đều đóng cửa trong sắc tím với thanh khoản sôi động, trong đó DIG khớp lệnh hơn 29,4 triệu đơn vị và dư mua trần 2,15 triệu đơn vị; các mã HAG, HSG, HQC cũng khớp hơn 10 triệu đơn vị.

Còn lại có tới 20 mã giảm với mức giảm chủ yếu trên 1%. Trong đó, cặp đôi NVL và PDR vẫn dư bán sàn, tương ứng 55,81 triệu đơn vị và 101,72 triệu đơn vị. Các mã lớn khác cũng nới rộng biên độ giảm như MWG giảm 3,6%, GAS giảm 2,6%, CTG và VIC cùng giảm 2,4%, VHM giảm 2,2%, FPT cùng bộ đôi ngân hàng là TCB và VCB cùng giảm 2%...

Nhóm cổ phiếu thép hầu hết đều khởi sắc ngoại trừ cổ phiếu HPG vẫn giữ mức giảm 1%, với thanh khoản dẫn đầu, đạt hơn 31,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Cặp HSG và NKG đóng cửa tăng trần hoặc sát trần với giao dịch khá sôi động, lần lượt đạt 11,42 triệu đơn vị và hơn 7,18 triệu đơn vị.

Nhóm bất động sản vẫn thuộc top giảm mạnh bởi sự cản đường của các mã lớn như VIC, VHM, VRE… Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng có diễn biến phân hóa. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có phần tiêu cực hơn trong phiên chiều khi chỉ còn VIB nhích nhẹ 0,5% và SHB tăng 2,97%, còn lại đứng giá hoặc mất điểm. Đáng kể vẫn là EIB nhanh chóng quay về nằm sàn sau phiên đảo chiều tăng trần cuối tuần trước 18/11.

Sàn HNX có 122 mã tăng (37 mã tăng trần) và 62 mã giảm, HNX-Index tăng 1,53 điểm (+0,8%), lên 192,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 52 triệu đơn vị, giá trị 572,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5 triệu đơn vị, giá trị 134,74 tỷ đồng.

UpCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,73%), lên 67,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 28,82 triệu đơn vị, giá trị 287,03 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 13,8 triệu đơn vị, giá trị 181,49 tỷ đồng.