Chuyển đổi số Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Nền tảng cho bước tiến đột phá
Chuyển đổi số giải pháp thiết yếu hướng tới sản xuất thông minh Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số |
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4908/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Đề án đặt mục tiêu chung là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng bước chuyển đổi số nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định vị thế của nhà trường trên tầm quốc gia, khu vực thông qua hoạt động chuyển đổi số, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia để từng bước thực hiện tiến trình tự chủ của nhà trường.
Mặt khác, nâng cao và thống nhất nhận thức trong cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và toàn trường về các nội dung của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, nhất là vai trò, ý nghĩa, các nhiệm vụ trọng tâm của chuyển đổi số, làm cơ sở để huy động sức mạnh tổng thể, giúp quá trình triển khai được thuận lợi, đồng bộ. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số nhằm đẩy mạnh triển khai xây dựng nền hành chính điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, phương thức kiểm tra, đánh giá người học, nghiên cứu khoa học và công nghệ quản trị của trường, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái giáo dục số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện thành công việc chuyển đổi số của Thành phố, của quốc gia.
Về mục tiêu cụ thể, theo Đề án, đến năm 2025, hoàn thiện hạ tầng mạng nội bộ (LAN) băng rộng chất lượng cao và hệ thống wifi miễn phí tại trụ sở chính của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bảo đảm 100% cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường được tiếp cận dịch vụ số; 100% nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường được số hóa; xây dựng nền tảng số quản trị đại học với các nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực quản lý đào tạo đảm bảo các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến người học đạt tiêu chuẩn mức độ 4 và các dịch vụ công trực tuyến khác ít nhất đạt mức độ 3…
Đến năm 2030, 100% hồ sơ cán bộ, giảng viên, sinh viên quản lý trên môi trường số; 100% các hoạt động quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường được thực hiện trên môi trường số; 100% hoạt động tuyển sinh được thực hiện trên môi trường số...
Bình luận