Phát triển thị trường vốn: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước Hà Nội đề xuất không cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước

Về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, từ 2016 năm đến 2021 đã thu được 204.000 tỷ đồng từ cổ phần hóa. Tuy nhiên mức thu từ năm 2018 đến nay đạt thấp.

Về thực trạng cổ phẩn hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước rất chậm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vướng mắc nhất là xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sử dụng đất. Bên cạnh đó, rủi ro pháp lý cao nên các cơ quan chủ quản ngại phê duyệt phương án, các doanh nghiệp quyết tâm không cao nên tình hình triển khai vẫn "dậm chân tại chỗ".

Về trách nhiệm của các cơ quan trong vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo dõi. Bộ Tài chính được giao theo dõi cổ phần hóa và phối hợp các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Còn việc trực tiếp thực hiện là doanh nghiệp và cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính tham gia trả lời chất vấn tại phiên họp ngày 8/6 (nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Trước các nút thắt về mặt pháp lý cần được hoàn thiện đảm bảo cho vấn đề cổ phần hóa, Bộ trưởng cho rằng phải có một mục tiêu hay nguyên tắc để thực hiện vấn đề cổ phần hóa theo hướng: Đối với những những doanh nghiệp nhà nước không năm cổ phần chi phối thì nên cổ phần hóa hết, để các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện sản xuất, kinh doanh chủ động. Nếu nhà nước tham gia vốn thì nhà nước phải điều hành được.

Đối với những doanh nghiệp quản trị tốt, làm ăn tốt, giải quyết được việc làm, giữ được vai trò điều tiết cho các nền kinh tế thì nên giữ và nên tăng cường năng lực hoạt động. Đồng thời, trong quá trình cổ phần hóa, cần quản lý chặt chẽ vấn đề liên quan đến đất đai...

Liên quan đến ý kiến thu cổ phần hóa còn thấp, Bộ trưởng cho biết kết quả này thể hiện sự chưa quyết tâm, chưa trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ quan chủ sở hữu trong thúc đẩy cổ phần hóa, còn vướng mắc trong sự phối hợp, nên phương án cổ phần hóa không được phê duyệt, không lên sàn và bán được, dẫn tới thu ngân sách thấp hơn dự toán.

Ông phân tích, cốt lõi vướng mắc trong cổ phần hoá là chuyển mục đích sử dụng đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất thì đất này là đất thuê, doanh nghiệp sẽ nộp tiền đất 1 lần, và khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp xin Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất lần nữa. Giá chuyển mục đích sử dụng đất được tính lại, do không sát giá thị trường nên gây thất thoát khi chuyển từ mục đích sử dụng đất từ Nhà nước sang tư nhân.

Đây là nút thắt mà Bộ Tài chính đã nhận diện và tham vấn ý kiến các chuyên gia để sửa đổi quy định này.

Phương án dự kiến sửa, theo ông Hồ Đức Phớc, là đất thuê của doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất kinh doanh, khi chuyển qua doanh nghiệp cổ phần, tư nhân cũng phải sử dụng đúng mục đích này.

Nếu không có nhu cầu sử dụng thì trả lại Nhà nước, sau đó Nhà nước sẽ thanh toán tiền tài sản trên đất cho doanh nghiệp, tổ chức đấu giá để thu tiền ngân sách. Khi đó, địa tô chênh lệch sẽ không rơi vào túi doanh nghiệp, mà do Nhà nước điều tiết.

Bảo Thoa