Tháo gỡ vướng mắc về chính sách để phát triển các cụm công nghiệp Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước "dậm chân tại chỗ", Bộ Tài chính nói gì? Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước

Giữ 100% vốn Nhà nước ở DN hoạt động trong lĩnh vực “đặc thù”

Trong đó số 65 DN cổ phần hóa có 46 DN là tổng công ty, công ty mẹ, công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố quản lý (DN cấp I); 15 DN là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (DN cấp II).

Ngoài ra có 4 DN là công ty đang sắp xếp theo hình thức sắp xếp khác (bán, giải thể, phá sản,...) thực hiện báo cáo bổ sung theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 1237/VPCP-DMDN ngày 26/2/2022 của Văn phòng Chính phủ về Phương án chuyển đổi sắp xếp đối với các công ty đang tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

Về kế hoạch sắp xếp cụ thể, đối với DN cấp I, Thành phố sẽ tiếp tục duy trì 13 Công ty TNHH MTV Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện cổ phần hóa 33 DN. Đối với DN cấp II, Thành phố sẽ duy trì 4 Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước (chuyển thành công ty độc lập thuộc UBND TP.HCM), thực hiện cổ phần hóa 1 DN, duy trì 3 Công ty TNHH MTV do DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, xác định giá trị DN theo công ty mẹ đối với 7 DN.

Đối với việc sắp xếp 4 công ty đang tổ chức thực hiện theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương bán 2 DN, tái cơ cấu cổ phần hóa 1 DN, thực hiện chủ trương phá sản 1 DN.

Nhóm DN có lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính thuộc tiêu chí nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg hoặc thuộc quy định sắp xếp theo quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tạm thời chưa cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2025 gồm Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1, Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi TP.HCM, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV.

Nhóm DN có lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh “đặc thù” đang giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của Thành phố gồm: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV, Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ quan nước ngoài, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong.

Do do đây là những DN có lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh “đặc thù”, đang giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua nên UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận sắp xếp ttheo hướng tiếp tục duy trì là công ty TNHH MTV (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) trong giai đoạn 2021 – 2025.

TP.HCM: Lên phương án sắp xếp lại 65 doanh nghiệp Nhà nước
Giữ 100% vốn Nhà nước ở những DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1.

Đối với nhóm DN thực hiện sắp xếp lại theo yêu cầu thực tiễn của địa phương Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức cũ (sáp nhập thành thành phố Thủ Đức), UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận theo hình thức duy trì 100% vốn Nhà nước đối với Công ty TNHH MTV Công ích Quận 2, Thủ Đức thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích thành phố Thủ Đức. Riêng đối với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quận 9, UBND TP.HCM kiến nghị tiếp tục duy trì 100% vốn Nhà nước để xử lý những tồn tại, vướng mắc về tài chính, tài sản và đầu tư doanh nghiệp, sau đó sáp nhập vào Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích thành phố Thủ Đức.

Giảm vốn sở hữu Nhà nước ở nhiều “ông lớn”

Cũng trong giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM đề xuất thực hiện cổ phần hóa 33 DN. Riêng Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, UBND TP.HCM đề xuất Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên.

Đối với phần vốn Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65%, UBND Thành phố đề xuất cổ phần hóa 31 DN, trong đó có nhóm 7 DN lớn gồm Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty TNHH MTV 27/7 , Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị, Tổng Công ty Bến Thành – TNHH MTV, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – TNHH MTV. Tương tự nhóm DN dịch vụ công ích các quận, huyện cũng được UBND Thành phố kiến nghị thực hiện cổ phần hóa vào nhóm DN này.

Trong khi đó, Công ty Công nghiệp In bao bì Likin – TNHH MTV, Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh nhà, UBND Thành phố đề xuất cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần.

Danh sách 4 DN được đề xuất bán, tái cơ cấu, phá sản gồm: Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương, Công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn, Công ty Gạch trang trí Thanh Danh và Công ty Sài Gòn Kỹ nghệ Nông cơ.