Đảm bảo nguồn cung, điều hành hài hòa giá xăng, dầu
Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu Áp mức chiết khấu 0 đồng, nhiều doanh nghiệp xăng, dầu kêu lỗ chồng lỗ |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất sát sao, rất rõ là phải bám sát vào giá của thị trường thế giới, phải sử dụng quỹ bình ổn xăng, dầu một cách linh hoạt.
Vì vậy, hiện nay giá xăng, dầu của Việt Nam theo kỳ điều hành gần nhất ngày 21/9, giá các loại xăng tương đương với giá tháng 7/2021, với giá dầu thì giá dầu F0 (Mazut) tương đương với mức giá tháng 4/2021, dầu DO (diezen) tương đương với tháng 3/2022, tức là khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.
“Khi điều hành xăng, dầu chúng ta chú ý đến các nhóm lợi ích: Lợi ích của doanh nghiệp sử dụng xăng, dầu làm đầu vào và người tiêu dùng (100 triệu dân Việt Nam). Thứ hai là của doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu. Lợi ích thứ 3 là chúng ta phải nhìn tổng thể về kinh tế vĩ mô, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, CPI, lớn hơn nữa là GDP”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh khi điều hành xăng dầu cần chú ý đến 3 nhóm lợi ích người dân, doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về các doanh nghiệp bán lẻ xăng, dầu liên tục kêu càng bán, càng lỗ vì mức chiết khấu thấp và nhiều doanh nghiệp bán nhỏ giọt để bảo đảm không bị phạt, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng, dầu, có thể là các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân phân phối bán cho các đối tượng khác.
Các quy định hiện hành không có quy định về mức chiết khấu cho kinh doanh xăng dầu và việc điều hành giá xăng, dầu theo nguyên tắc thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng, dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ mặt hàng xăng, dầu.
“Ta hiểu rằng đây là mức giá trần, khi các doanh nghiệp bán xăng dầu thì họ sẽ bán bằng giá này nhưng chiết khấu một mức độ nào đó cho người mua. Khi nguồn cung xăng dầu dồi dào hoặc giá thế giới giảm thì các doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp bán xăng, dầu có xu hướng tăng mức chiết khấu để đẩy lượng bán ra. Ngược lại, khi giá tăng lên thì họ sẽ giảm mức chiết khấu đi”, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, thời gian vừa qua có việc mức chiết khấu trong kinh doanh xăng, dầu thấp có 2 lý do. Thứ nhất, từ đầu năm đến nay, thị trường xăng, dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn, và những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu ở trong nước. Thứ hai, từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng, dầu tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển, chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, để kiểm soát lạm phát, hạn chế mức tăng của những chi phí này chưa được Bộ Tài chính, đơn vị phụ trách về các giá của mặt hàng này công bố điều chỉnh trong giá cơ sở do Nhà nước điều hành, và để bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đầu vào buộc phải cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có mức chiết khấu cho hệ thống phân phối xăng, dầu.
Bình luận