Doanh nghiệp tận dụng chính sách hỗ trợ để vượt khó
Cần chính sách hỗ trợ để phát triển cụm công nghiệp làng nghề Chính phủ yêu cầu rà soát giảm thuế, phấn đấu giảm lãi suất cho vay Công khai, minh bạch, đúng đối tượng hưởng hỗ trợ lãi suất |
Doanh nghiệp cần tận dụng chính sách hỗ trợ để vượt khó năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn |
Nhiều khó khăn tồn đọng
Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - chia sẻ, hiện khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.
Cụ thể, khu vực doanh nghiệp tuy đông về số lượng nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
“Thống kê cho thấy, bình quân một tháng có 18.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường” - ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI nói.
Tương tự, kết quả khảo sát của Vietnam Report mới đây ghi nhận, top 5 khó khăn cộng đồng các doanh nghiệp VNR500 đang gặp phải bao gồm biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, rủi ro từ chuỗi cung ứng, sức ép đến từ tỉ giá gia tăng, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm.
Cụ thể, có 78,8% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng lên đối với chi phí nguyên vật liệu, trong đó có đến 19,7% số doanh nghiệp báo cáo khoản chi này đã tăng lên đáng kể. Gần 50% số doanh nghiệp dự báo tình trạng này còn tiếp diễn đến cuối năm 2023, thậm chí có đến 38% số doanh nghiệp cho rằng còn kéo dài sau năm 2023.
Doanh nghiệp cần tận dụng chính sách hỗ trợ, giải pháp
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát ở nhiều nền kinh tế lớn đang ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi kinh tế tại Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo giảm xuống còn 2,7%, thay vì 3,5% như trước do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Từ đó làm giảm sức cầu hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Từ thực tế này, TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) đề xuất, việc điều hành kinh tế phải linh hoạt và kịp thời, nhất là khâu đảm bảo cung - cầu ổn định, tránh các đứt gãy hoặc rủi ro đổ vỡ hệ thống tài chính, tín dụng. Đặc biệt, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu giải ngân gói hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng từ ngân hàng cho doanh nghiệp trong bối cảnh các kênh huy động khác đang thắt chặt.
Tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và các Hiệp hội doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19 như: Chính sách giảm 2% thuế VAT, chính sách giãn, hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP, ngày 19.12.2019 của Chính phủ; Các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ...
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số doanh nghiệp để thích ứng với biến động thị trường, ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh giá, COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng doanh nghiệp lại phải đối mặt với các khó khăn khác như lạm phát, suy thoái, khủng hoảng năng lượng...
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, những doanh nghiệp có áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số khi gặp khủng hoảng họ cũng suy yếu nhưng có khả năng phục hồi nhanh, sau khủng hoảng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng với tỉ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu cao hơn.
Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Bộ TTTT đã cố gắng có giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như các nền tảng số được đánh giá phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số của từng doanh nghiệp hiện nay, từ đó giới thiệu với các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng và áp dụng ngay.
Theo LAN NHI/laodong.vn
Bình luận