Nhu cầu thép có thể tăng nhưng tồn kho vẫn nhiều Ngành thép đối mặt với nhiều rào cản
Dự báo giá thép tăng cao trong nửa cuối năm 2023
Dự báo nhu cầu cũng như giá thép sẽ tăng cao hơn trong nửa sau 2023. (Ảnh minh họa)

Trong báo cáo triển vọng đầu tư năm 2023 mới công bố, DSC cho biết, sau đà giảm mạnh kéo dài từ cuối năm 2021 đến hết năm 2022, giá thép hiện đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầu tiên. Tính tới 26/12/2022, giá sắt cũng đã phục hồi 12% kể từ đáy và đạt mức giá giống với đầu tháng 10.

Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới, chiếm hơn 50% tổng nguồn cung và nhu cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường này.

Trong bối cảnh Trung Quốc bãi bỏ Zero Covid, hướng tới thúc đẩy kinh tế và triển khai gói 16 điểm chính sách “giải cứu” ngành bất động sản, giá quặng sắt đã có đà tăng mạnh gần 50% từ 85 USD/tấn lên tới gần 120 USD/tấn do các nhà sản xuất nội địa kỳ vọng lớn về nhu cầu thép và vì thế đã tích trữ nguyên liệu.

Cũng theo đơn vị này, Kho bạc Nhà nước sẽ đẩy mạnh đầu tư công trong 2023 để sử dụng dòng tiền lớn cũng như kích cầu kinh tế. DSC đánh giá đây sẽ là một trong những yếu tố tốt, hỗ trợ nhu cầu xây dựng và sử dụng thép trong 2023.

"Chúng tôi dự phóng nhu cầu cũng như giá thép sẽ tăng cao hơn trong nửa sau 2023", DSC đưa ra nhận định.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tại báo cáo thị trường thép Việt Nam năm 2022 ghi nhận nhiều thách thức khó khăn và dự kiến tăng trưởng âm so với năm 2021. Sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tương đương so với năm trước. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 31 triệu tấn, giảm khoảng 5% và bán hàng thép thành phẩm khoảng 27,5 triệu tấn với mức giảm tương đương. Xuất khẩu sản phẩm thép các loại năm 2022 cũng giảm khoảng 15-16% so với năm 2021.