Đà Nẵng, Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học đứng đầu về chuyển đổi số năm 2021 Chuyển đổi số tạo nên một môi trường kinh doanh nông sản lành mạnh

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, định hướng xuyên suốt năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Gần 380 nghìn doanh nghiệp được tiếp cận các nền tảng số Make in Việt Nam
Ảnh minh họa.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy triển khai chuyển đổi số là ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương.

Ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân thuộc các lĩnh vực liên lạc, mua sắm, giải trí, sức khỏe, học tập, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Việc triển khai các nền tảng kinh tế số tập trung vào các nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong năm 2021 đã có 27 địa phương ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2022 có 43/63 địa phương đã ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Trong thời gian tới, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục bám sát, đôn đốc các địa phương để hết năm 2022, 63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Về lĩnh vực chuyển đổi số, tính đến ngày 20/8, tổng số dịch vụ hành chính công trực tuyến do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp đạt 119.464. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 84.286, đặc biệt, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ là 51,49%, tăng 4,6% so với tháng 7/2022.

Việc triển khai xây dựng mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng tính đến ngày 23/8 đã đạt 49 tỉnh thành/63 tỉnh thành, với 42.469 Tổ công nghệ số cộng đồng và 208.308 người tham gia.