Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2022 Đồng hành cùng người dân thoát nghèo Bộ Công Thương dự báo năm nay người dân sẽ “mạnh tay” chi tiêu Tết

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đánh giá cao sự tham dự của các đại biểu, thể hiện sự quan tâm và nhu cầu tiếp cận thị trường châu Phi và nhấn mạnh thương mại hạt điều, hợp tác trong sản xuất, chế biến hạt điều là một trong những nội dung hợp tác quan trọng với các nước châu Phi thời gian tới.

Giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam
Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi và các giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam”.

Tại Tọa đàm, các diễn giả và đại biểu đã trình bày về thực trạng, tổng quan và tác động của các sự kiện quốc tế, khu vực gần đây tới hoạt động nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ châu Phi; những khó khăn trong hợp tác thương mại hạt điều với các nước châu Phi, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của các diễn giả và đại biểu, châu Phi đang đẩy mạnh xu hướng “tự cường” về chính trị, kinh tế…, trong đó có phát triển sản xuất, chế biến hạt điều trong nước. Hiện nay, các đối tác phát triển từ các nước phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ đều ưu tiên các sản phẩm từ hạt điều có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều tại châu Phi hơn là thông qua chuỗi cung ứng dài, đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ vận tải toàn cầu liên tục gặp khủng hoảng và tăng giá.

Xu thế đó đòi hỏi các nhà quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm có tầm nhìn dài hạn, cách tiếp cận mới trong hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi để phát triển bền vững ngành điều.

Ngoài ra, việc nhập khẩu hạt điều nguyên liệu của Việt Nam từ châu Phi còn chịu nhiều tác động do vụ mùa thu hoạch không thuận lợi, kỹ thuật canh tác tại các nước châu Phi, khủng hoảng lương thực, tác động của lạm phát toàn cầu, cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu quốc tế…

Từ thực trạng trên, đại diện của các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp như xây dựng chuỗi phát triển bền vững trong hợp tác thương mại hạt điều; xem xét hợp tác ba bên trong hợp tác sản xuất, chế biến điều với châu Phi; xem xét đầu tư liên doanh, liên kết với đối tác sở tại; thành lập các văn phòng/đại diện tại sở tại để tìm hiểu thị trường, kết nối đối tác, trực tiếp khai thác, mở rộng hoạt động thị trường, hạ giá đầu vào; nghiên cứu, áp dụng cách thức hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng điều tại các nước châu Phi tiềm năng nhằm tăng diện tích canh tác, sản lượng, chất lượng điều thu hoạch và tỷ lệ điều thô dành cho các nhà nhập khẩu Việt Nam; từng bước thay đổi chiến lược phát triển ngành điều (sản xuất, xuất nhập khẩu…) phù hợp với xu hướng mới của thị trường điều toàn cầu; chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước...