Dù khó khăn, nhiều doanh nghiệp ở TPHCM vẫn thưởng Tết cho người lao động Lên phương án sắp xếp, cổ phần hóa 61 doanh nghiệp lớn tại TP.HCM

Riêng trong tháng 11, Hà Nội có hơn 2,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký đạt 27,8 nghìn tỷ đồng.

Cộng dồn 11 tháng năm 2022, Hà Nội có 27,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 312,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4%; thực hiện thủ tục giải thể cho 3,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 4%; 15,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 41%; 9,3 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 0,2%.

Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. Hiện nay, Hà Nội duy trì 100% hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng; hải quan điện tử đạt 100%; khai thuế qua mạng đạt 98,4%; nộp thuế điện tử đạt 99,6%.

Hà Nội: Hơn 27 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng
Ảnh minh họa. Ảnh: Vân Hà

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng tốc phục hồi và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, có những bước phát triển mạnh mẽ, đồng thời tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội. Ước tính cộng đồng 362.000 doanh nghiệp Thủ đô đã đóng góp hơn 40% ngân sách nhà nước cho thành phố, tạo việc làm cho hơn 50% lao động thành phố; tạo thêm việc làm mới cho hơn 200.000 người/năm...

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại của Hà Nội cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, tháng11, hưởng ứng Chương trình “Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022”, Hà Nội thực hiện nhiều chương trình như: “Hà Nội đêm không ngủ - HaNoi Midnight Sale”, sự kiện “Hà Nội Online xuống phố”, Tuần lễ hàng Việt, Hội chợ khuyến mại nhằm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố, đồng thời khai thác tiềm năng thị trường hàng hóa nội địa đang hồi phục tích cực để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong những tháng cuối năm, góp phần duy trì đà tăng trưởng ở mức cao của khu vực dịch vụ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 60,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 41,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 7,6%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 16,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5,7% và gấp 2,7 lần cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 1,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 629,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 407,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,8% tổng mức và tăng 18,1% (doanh thu đá quý, kim loại quý tăng 35%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 32,4%; ô tô con tăng 22,9%; xăng dầu tăng 21,4%; hàng may mặc tăng 20%; hàng hóa khác tăng 23,7%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 74,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% và tăng 89,1% (dịch vụ lưu trú tăng 51,8%; dịch vụ ăn uống tăng 92%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 12,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% và gấp 4,2 lần cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác đạt 134,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,3% và tăng 22,5%.