Xây dựng và phát triển hạ tầng số Khuyến khích các cơ sở giáo dục duy trì phương thức dạy học trực tuyến Chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân

Sau Lễ khai mạc và phát động cấp Thành phố, hoạt động này cũng được các quận, huyện, thị xã hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại buổi lễ.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, việc học tập suốt đời từ lâu đã được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó là nhu cầu tất yếu của con người và của xã hội. Giờ đây, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đó càng bức thiết hơn bao giờ hết. Chuyển đổi số giúp chúng ta tiếp cận thông tin, kiến thức được đa chiều, phong phú, luôn được bổ sung, cập nhật mới liên tục trên đa phương tiện (mạng xã hội, các trang web/trang thông tin điện tử, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, sách điện tử, thư viện số…), góp phần thúc đẩy việc học tập suốt đời; đồng thời chuyển đổi số cũng tạo ra các phương thức học mới, hiệu quả, tiết kiệm và thuận tiện.

Trong Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” có nhiệm vụ quan trọng, đó là “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số”.

Các đại biểu gửi thông điệp của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022.
Các đại biểu gửi thông điệp của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022.

Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số trong giáo dục đã trở thành quá trình bắt buộc đối với mọi cơ sở, cấp bậc giáo dục. Đây là tiền đề để các cơ sở giáo dục cải thiện, nâng cao khả năng quản lý, thích ứng trong mọi điều kiện để đạt được hiệu quả tốt nhất, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong giáo dục hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Chẳng hạn như: Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ; cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện; các quy định về việc xây dựng chương trình học trực tuyến, kiểm tra, đánh giá trực tuyến, công nhận kết quả học tập trực tuyến chưa hoàn thiện…

Để giải quyết những hạn chế này, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị, trường học và từng giáo viên, học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục; tích cực xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung toàn ngành; tăng cường nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ phục vụ dạy học trực tuyến, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau…

Tặng quà cho các học sinh vượt khó trong học tập.
Tặng quà cho các học sinh vượt khó trong học tập.

“Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ đưa kiến thức đến với người dân một cách dễ dàng mà còn kịp thời hỗ trợ các kỹ năng cần thiết để bất kỳ ai cũng có thể trở thành một công dân của thời đại số, một công dân toàn cầu. Đặc biệt khi Việt Nam đang tiến vào thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI - thập kỷ của nền kinh tế tri thức, của công nghệ - chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đem lại cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi đối tượng người học, kể cả học sinh nghèo và khuyết tật, để không một ai bị bỏ lại phía sau, ai cũng có cơ hội để phát triển bản thân, tiếp cận tri thức một cách dễ dàng, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh.

Với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay có các nội dung nổi bật như: Triển khai các chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và hoạt động thư viện; tạo điều kiện để các nhà trường xây dựng, thu thập và khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở, hữu ích…

Sự kiện này cũng tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến; nghiên cứu khoa học… góp phần từng bước phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số.

Học sinh Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm say sưa đọc sách.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm say sưa đọc sách.

Hưởng ứng hoạt động này, các trường học trên địa bàn Thành phố cũng đẩy mạnh việc xây dựng, cung cấp nguồn tài nguyên học liệu mở (bài giảng điện tử, bài dạy trên truyền hình…); liên kết với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên dể phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Sau Lễ khai mạc và phát động đã diễn ra chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn về chủ đề “Thúc đây chuyển đổi số phục vụ học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”. Cũng tại sự kiện, Ban Tổ chức đã trao quà cho 20 học sinh vượt khó của trong học tập.