Trên 20.000 lượt khách tham quan Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 Hà Nội đề xuất diện tích tách thửa tối thiểu 50m2 Hà Nội: Doanh thu hoạt động vận tải đạt 143,9 nghìn tỷ đồng

Theo tìm hiểu, hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cùng các đơn vị tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Dự kiến trong quý III/2024, các cơ quan liên quan sẽ trình Hà Nội xem xét báo cáo nghiên cứu khả thi, hướng đến kế hoạch khởi công dự án trong năm 2024.

Hà Nội phấn đấu khởi công cầu Tứ Liên trong năm 2024
Hình ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm (quận Tây Hồ) đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, huyện Đông Anh).

Trong đó, cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.

Dự án có 5 nút giao gồm nút giao Nghi Tàm; nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao Tả Hồng; nút giao Quốc lộ 5 kéo dài. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng.

Việc hình thành cây cầu trong nội đô bắc qua sông Hồng sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc, hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm Thành phố. Cầu Tứ Liên cũng sẽ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư trung tâm, góp phần vào sự phát triển bền vững của Hà Nội.