Hà Nội sớm có tên trong danh sách những thành phố ven sông đáng sống
Hơn 2.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại Hà Nội Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn Phát triển đô thị ven sông, ven biển trước thách thức của biến đổi khí hậu |
Quy hoạch thành phố Hà Nội khẳng định phải khai thác giá trị cảnh quan sông Hồng thông qua việc phát triển khu vực hai bên sông. Và cho đến nay, Hà Nội vẫn kiên trì thực hiện theo định hướng quy hoạch theo Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011, “Về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Diễn đàn “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng chuyên đề 2: Điểm sáng phía Đông”, bà Nguyễn Lan Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh, trước đây các quy hoạch nhỏ lẻ, rời rạc của quá trình quy hoạch chưa tạo được tính thực tiễn và chưa được hiện thực thành công. Tới ngày 25/3/2022 Hà Nội phê duyệt đề án phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô gần 11.000 ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.
Đề án lần này đã thay đổi cách tiếp cận, theo nguyên tắc thuận thiên lấy phòng chống lũ làm hàng đầu, cải tạo khu vực dân cư hiện hữu đảm bảo chất lượng sống cho dân cư hai bên sông, bảo tồn các công trình di tích… kết hợp khai thác quỹ đất mới để tạo lập diện mạo hai bên sông Hồng, tạo không gian hài hoà phát triển.
Diễn đàn “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng chuyên đề 2: Điểm sáng phía Đông” |
Cùng với đó, Đề án đảm bảo các định hướng, tuân thủ Quy hoạch chung tại Quyết định 1259/QĐ-TTg đã được phê duyệt cũng như các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và các pháp luật đê điều, nhấn mạnh tính hiện trạng thực tiễn dân cư hiện có.
Theo đó, đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh tới 3 khu vực chính, khu vực dân cư được tồn tại phát triển không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên, khu vực được xây dựng mới phần còn lại là khu vực trục không gian xanh bao gồm: Sông Hồng, các công viên đô thị, công viên sinh thái ở bãi sông. Như vậy, trục không gian cây xanh mặt nước chiếm gần 80% là yếu tố quan trọng quyết định sông Hồng thành không gian cảnh quan, không gian xanh của thủ đô Hà Nội.
Theo bà Hương, Đề án cũng định hướng rõ khu vực bãi sông gồm các khu vực dân cư cần di rời cũng như khu vực cần chỉnh trang với các nguyên tắc cụ thể. Ưu tiên các quỹ đất cho công trình xã hội, hoàn thiện hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội. Đồng thời quỹ đất trống xây dựng khu đô thị hài hoà với thiên nhiên.
Theo ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland, sự phát triển của thành phố mới, những dịch chuyển từ khu phố cổ sang khu phố mới tạo ra thành phố kinh doanh thương mại sầm uất đa chiều. Những nhà kiến tạo như VinGroup, nhà sáng lập Ecopark sẽ tạo đại đô thị, bất động sản “sống” có thể neo đậu trước mọi biến cố thị trường.
Hiện nay, với những biến động của khu vực bên ngoài cùng diễn biến khó lường của thị trường bất động sản, cùng việc trong vòng 5 năm tới các chuỗi cung ứng dịch chuyển từ Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam tại Bắc Giang và Bắc Ninh, quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng, trục tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái - Vân Đồn, các đại đô thị tạo mặt tiền mới của thủ đô Hà Nội.
Và trong tương lai, với việc phát triển thực sự về bất động sản, Đồ án quy hoạch sông Hồng sẽ biến Hà Nội thành điểm đến của các du khách quốc tế và các nhà đầu tư. Bất động sản ở đây sẽ chống lại được lạm phát và sự phát triển không ổn định của thị trường.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) đánh giá, phát triển đô thị nhưng vẫn cần tránh lãng phí, đầu tư ồ ạt mà không có sự kiểm soát. Hiện nay, khu vực phía Đông đang có nhiều thuận lợi. Trừ Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm đang do các tập đoàn lớn quy hoạch bài bản đã tạo ra sự đồng bộ. Bên cạnh đó, tại vành đai phía đông, các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,… là những động lực kinh tế phát triển công nghiệp, tạo xung phực phát triển mạnh mẽ cho cả khu đông hà Nội.
Như vậy, ông Toản cho rằng, phải có việc làm, có người thì mới có đô thị phát triển. Khu vực phía Đông đang được hưởng lợi bởi các hành lang kinh tế, đặc biệt là trục tam giác kinh tế sẽ tạo lực hút, dòng tiền dịch chuyển về khu vực này.
Theo ông Toản, phát triển đô thị nên đi kèm phát triển nhiều phân khúc để hướng tới mục tiêu đưa người dân về ở. Một khu đô thị sáng đèn mới là khu đô thị thành công để tránh lãng phí tài nguyên của đất nước và nền kinh tế.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Trương Văn Quảng - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam: Hà Nội trước đây có xu hướng phát triển nghiêng về phía Tây, bởi toàn bộ kết nối sang phía Bắc, xuôi về phía Nam, vượt qua sông Hồng chưa thể cải thiện được cơ sở hạ tầng, cùng với nhiều lý do khác. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phát triển nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng và tạm thời khu vực phía Tây sẽ chững lại, bắt đầu sang phía Đông và phía Bắc, là cơ hội để phát triển gắn với mô hình tăng trưởng cấu trúc đô thị mà Chính phủ đã phê duyệt trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. |
Bảo Thoa
Bình luận