Hà Nội tạo thêm nhiều cơ hội để kết nối sản phẩm OCOP
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022” |
Đây là hoạt động do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với huyện Chương Mỹ tổ chức. Hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 27/8 tới.
100 gian hàng của các chủ thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với trên 80 đơn vị thuộc TP. Hà Nội và 13 tỉnh trên cả nước như: Tuyên Quang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Phòng...
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại hội chợ. |
Chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của sự kiện này, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian qua, Thành phố đã quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại giúp cho các chủ thể giới thiệu giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng.
Qua đó, sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng bá du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hội chợ là hoạt động giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, các giải pháp thích ứng linh hoạt sau đại dịch và biến động thị trường. Đặc biệt, đây còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trưng bày sản phẩm tại Hội chợ. |
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Hà Nội hiện có 318 làng nghề đã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận “làng nghề Hà Nội”, gồm (48 làng nghề truyền thống, 270 làng nghề). Sản phẩm các làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Đồng thời, có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp; có hơn 7.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code và hơn 1.600 sản phẩm OCOP. Đây là tiềm năng và tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn
Hội chợ Giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xác định mã số vùng trồng, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
Cùng với đó, giúp các chủ thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến và xu thế thời đại để từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững.
Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của TP. Hà Nội và huyện Chương Mỹ được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ. |
Đây cũng là cơ hội giúp các chủ thể, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm...
Đặc biệt, Hội chợ là cơ hội giúp các chủ thể, doanh nghiệp và cộng đồng tăng cường kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, các giải pháp thích ứng linh hoạt sau đại dịch và biến động thị trường.
Bên cạnh đó, Hội chợ còn là hoạt động thiết thực triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP, chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ ban hành. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới.
Theo Phó Chánh văn phòng thường trực, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, bên cạnh việc thúc đẩy kết nối giao thương, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của Hà Nội cũng như một số tỉnh bạn, hội chợ sẽ góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xác định mã số vùng trồng, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn. Đồng thời, giúp các chủ thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến để từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững.
Hội chợ là sự kiện ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chào mừng Lễ công bố và đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chương Mỹ đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào sáng nay (25/8). |
Bình luận