Khẩn trương xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: Cầu nối cho doanh nghiệp "bám rễ" thị trường Lượng du khách tăng vọt tại miền Trung, dịch vụ du lịch thiếu người làm

Tại diễn đàn "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững", bà Hà Thu Thanh - Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Chuyên gia tư vấn Quản trị Công ty cao cấp - Deloitte Việt Nam đưa ra khung quản trị công ty tốt cần có ba trụ cột cơ bản gồm: Thiết kế hệ thống; Xây dựng tổ chức để thực thi hệ thống đó; Có nhân lực để thực hiện - nói đi đôi với làm.

"Khi ba trụ cột được xây dựng một cách vững vàng, doanh nghiệp sẽ phát triển được bền vững, bất kể lãnh đạo doanh nghiệp là nam hay nữ, hay lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp", bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích từ quản trị công ty, hệ thống quản trị công ty không chỉ nên dừng lại ở cấp độ sơ khởi nhất là tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, đặc biệt trong một thời kỳ doanh nghiệp chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Về xu hướng toàn cầu, theo bà Hà Thu Thanh, hiện nay có hai xu hướng cần nắm bắt.

Thứ nhất, cần tích hợp Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vào chương trình nghị sự của hội đồng quản trị doanh nghiệp. Theo đó hội đồng quản trị cần thay đổi, hiểu được và nắm bắt những vấn đề lớn theo xu hướng toàn cầu để tăng cường uy tín trong mắt các nhà đầu tư, đó là phát triển bền vững về yếu tố môi trường và xã hội, từ đó có những chiến lược hành động phù hợp. Trong đó, khủng hoảng khí hậu là một trong những vấn đề xã hội cấp bách nhất hiện nay.

Hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp có nhiều lợi ích về mặt tài chính
Có hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp có nhiều lợi ích về mặt tài chính (Ảnh minh họa)

"Theo báo cáo Turning point của Deloitte, nếu không có những hành động nhằm bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu, nền kinh tế Đông Nam Á có nguy cơ đối diện với tổn thất lên đến 28 nghìn tỷ USD (tính theo giá trị hiện tại) trong vòng 50 năm nữa. Hơn nữa, Việt Nam được xem là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

Theo nghiên cứu tích hợp tác động kinh tế xã hội khác nhau của biến đổi khí hậu và các chiến lược thích ứng đối với Việt Nam, đến năm 2050, nếu không tính đến những yếu tố phi tuyến tính về kinh tế, xã hội có thể nảy sinh từ vấn đề biến đổi khí hậu, thiệt hại kinh tế trực tiếp tích lũy trung bình hàng năm sẽ rơi vào khoảng 1,8% GDP khi nhiệt độ tăng lên 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp", bà Hà Thu Thanh cho biết.

Do vậy, hội đồng quản trị các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra chiến lược, chính sách và hành đồng đối phó với cuộc khủng hoảng này từ việc định hình vai trò, trách nhiệm giám sát ESG trong hội đồng quản trị, đánh giá cấu trúc quản trị ESG, tích hợp các vấn đề ESG vào chiến lược công ty tới giám sát và thực hiện công bố thông tin tới các bên liên quan một cách minh bạch và đầy đủ.

Vấn đề thứ hai mà vị chuyên gia này nêu ra, đó là định danh, định vị, định hướng văn hóa hội đồng quản trị trong xu thế mới. Dù nắm bắt xu thế mới, văn hóa vẫn là điều cần được xây dựng và bồi đắp. Bởi lẽ, văn hóa là thứ duy nhất còn thiếu khi doanh nghiệp phát triển, là thứ duy nhất còn lại khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, và là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp.

Trong hơn hai năm vừa qua, có rất nhiều doanh nghiệp đã ứng phó, đối phó và “sống sót” vượt qua “cơn bão” của Covid-19. Một trong những yếu tố rất quan trọng giúp họ làm được điều này, đó chính là nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Ở đó, các doanh nghiệp huy động được một nguồn lực rất to lớn mà trước nay chưa được gọi tên, đó chính là nguồn lực xã hội. Khi khủng hoảng ập đến, nguồn lực tài chính chính là những thứ bị cuốn đi đầu tiên.

Tuy nhiên, nguồn lực con người nằm trong nguồn lực xã hội, trong sự tương tác của nguồn lực con người trong chính doanh nghiệp, trong sự tương tác giữa doanh nghiệp với các đối tác, nguồn lực xã hội được bền vững trên nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.

Theo sự phát triển của nhân loại và nền kinh tế trong những năm gần đây với công nghệ mới, mô hình kinh tế và kinh doanh đổi mới, khối lượng dữ liệu ngày càng tăng và luồng thông tin tốc độ cao, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiệm trọng…., tình trạng bất định không phải là điều gì quá mới mẻ, thậm chí ngày càng trở nên phức tạp và không có dấu hiệu ngừng lại. Kết quả là, các doanh nghiệp đang hoạt động dưới mức độ áp lực ngày càng tăng cao chưa từng có trước đây.

Bà Hà Thu Thanh cũng nêu, trong một nghiên cứu của Deloitte về hội đồng quản trị hiệu quả, có bảy yếu tố chính. Bên cạnh các yếu tố quan trọng như lãnh đạo quyết đoán, táo bạo; tư duy cơ hội; hệ sinh thái mang tính cốt lõi; sự phù hợp thị trường; có thể thấy yếu tố số 5 là văn hóa. Do đó, văn hóa hội đồng quản trị cần được định danh, định vị và định hướng để trở thành “ngọn đèn hải đăng” dẫn dắt và xây dựng văn hóa công ty, hướng đến phát triển bền vững.

Chuyên gia tư vấn Deloitte Việt Nam cũng cho rằng, lợi ích tiềm năng của quản trị công ty hiệu quả, thực hiện quản trị công ty tốt không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối ưu nguồn lực công ty, tăng cường quản trị bộ máy hành chính và nhân sự một cách tốt nhất theo xu thế hiện đại.

Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, nếu doanh nghiệp có quản trị công ty tốt, đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa tất cả các đối tác, quyền lợi và tương tác với môi trường tốt, thì các nhà đầu tư luôn có điều kiện doanh nghiệp quản trị ảnh hưởng với biến đổi khí hậu như thế nào và tương tác ra sao.

Vì thế quản trị công ty tốt sẽ giúp huy động nguồn vốn từ các tổ chức, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao uy tín của ban lãnh đạo, ban điều hành, hội đồng quản trị. Trong đó, tổng giám đốc có vai trò then chốt trong việc thực thi, thiết lập các chuẩn mực đạo đứcm không chỉ bằng hành động mà bằng cả lý trí, đạo đức kinh doanh.

Bà Hà Thu Thanh thông tin, để đảm bảo lợi ích tiềm năng như vậy theo thông lệ quốc tế, tại Việt Nam cũng đang thực hành theo 4 cấp độ một là: Cấp độ 1, tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành; Cấp độ 2 là thực hiện các bước khởi đầu trong cải tiến quản trị công ty; Cấp độ 3 là hệ thống quản trị công ty tiên tiến; và Cấp độ 4 là tiên phong trong quản trị công ty.

“Để đánh giá mức độ trưởng thành với bốn cấp độ của quản trị công ty thông qua năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, với nền kinh tế phát triển sâu hơn thì việc áp dụng quản trị công ty và cải thiện quản trị công ty không phải ngày một ngày hai mà là một quá trình, cần có lộ trình thay đổi đầy đủ. Mỗi một lĩnh vực khác nhau, một công ty khác nhau sẽ có sự khác nhau và không có lộ trình chung cho việc áp dụng này, nhưng quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần nhận thức rõ, quản trị công ty cần phải thay đổi”, bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh.

Tại ASEAN có bộ quy tắc về quản trị công ty và tại Việt Nam cũng có quy tắc riêng, đây là xu hướng đầu tiên nhưng không phải là quy định bắt buộc theo luật, mà chỉ là lựa chọn của hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo công ty tuỳ chọn. Khi không áp dụng bắt buộc như vậy, vượt lên trên việc tuân thủ có thể đưa thêm các thông lệ quản trị công ty tiên tiến đang là định hướng phát triển của hiện tại và trong tương lai.

Bảo Thoa