Đà Nẵng, Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học đứng đầu về chuyển đổi số năm 2021 Phụ nữ Thanh Oai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp xanh Tăng cường giám sát thực thi để khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu

Nhân rộng mô hình

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, xã Đắc Sở được biết đến là “vựa phật thủ đất Bắc” với bạt ngàn cây phật thủ. Tới thăm vườn phật thủ của gia đình ông Tạ Đăng Hiền (xã Đắc Sở) nổi tiếng khắp vùng bởi vườn cho quả đẹp và sai trĩu.

Ông Hiền cho biết, mỗi năm gia đình ông xuất bán ra thị trường vài nghìn quả phật thủ đem lại nguồn thu nhập khấm khá. Năm nay vườn có nhiều quả đẹp, hình dáng độc, lạ nên bán được giá cao, có quả lên tới vài triệu đồng.

Hưởng “trái ngọt” nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật
Việc chăm sóc cây phật thủ đòi hỏi sự cầu kỳ, các chủ vườn phải áp dụng nhiều biện pháp canh tác, trải qua hàng loạt công đoạn thì cây mới có thể cho ra những quả đẹp.

Theo ông Hiền, thị trường những năm gần đây, quả phật thủ vàng không được nhiều khách hàng ưa chuộng như trước mà khách chuyển sang chơi những quả xanh. Giữa miền Bắc và miền Nam có những cách chơi phật thủ khác nhau, miền Nam khách chơi các quả có màu vàng, miền Bắc khách chọn quả màu vàng chanh. Quả phật thủ đẹp, tay phải nhiều ngón.

Với hiệu quả kinh tế từ trồng cây phật thủ đem lại, không chỉ riêng tại xã Đắc Sở, trong những năm gần đây phật thủ đã được nhân rộng ra các xã trên địa bàn huyện. Tuy là loại cây mang giá trị kinh tế cao song phật thủ là loại cây trồng rất kén chọn đất. Đất trồng thích hợp với phật thủ phải là loại đất ven sông, phật thủ phải áp dụng luân canh chứ không thể thâm canh.

Hiện nay, người dân xã Đắc Sở đã thuê thêm đất, mở rộng diện tích trồng phật thủ sang các huyện lân cận như: Đan Phượng, Quốc Oai, Phúc Thọ… Cây phật thủ phát triển tốt và cho hiệu quả thu hoạch cao trên mảnh đất trồng khoảng 5 năm, bởi vậy cứ sau 5 năm, người trồng phật thủ sẽ phải trồng cây ở khu vực đất mới.

Hưởng “trái ngọt” nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật
Phật thủ cho thu hoạch chính vào tháng 7 và dịp Tết Nguyên đán

Chị Nguyễn Thị Hường chủ vườn phật thủ Biên Hường (xã Tiền Yên) cho biết, trước đây gia đình chị trồng phật thủ trên địa bàn xã, để tìm mảnh đất màu mỡ hơn, chị đã sang huyện Đan Phượng thuê đất trồng cây. Trung bình mỗi cây cho thu hoạch 50 quả, có những cây to đạt 80 đến hơn 100 quả. Vườn phật thủ 18.000m2 với gần 2.000 gốc trồng hàng năm đã đem đến nguồn thu nhập khá cho gia đình.

“Tại các nhà vườn, quả phật thủ có giá từ vài chục nghìn tới vài triệu đồng/quả, phụ thuộc vào kích thước và hình dáng quả. Những quả xấu được các chủ vườn bán với giá 15.000 đồng/kg dùng để sấy khô. Để thu được lợi nhuận từ phật thủ, đòi hỏi nhiều yếu tố, trước tiên phải phù hợp với đất trồng.

Việc chăm sóc cây phật thủ đòi hỏi sự cầu kỳ, các chủ vườn phải thường xuyên cắt bỏ lá và quả có dấu hiệu sâu hỏng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp canh tác, trải qua hàng loạt công đoạn thì cây mới có thể cho ra những quả đẹp”, chị Hường chia sẻ.

Áp dụng kỹ thuật “bắt” quả chất lượng hơn

Phật thủ vốn là cây trồng khó tính. Những ai có đủ chuyên môn, kỹ thuật mới đem lại vườn phật thủ cho thu hoạch đạt như mong đợi. Để có những quả phật thủ đẹp mã phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật chăm sóc. Với thời tiết quá nắng không được bảo quản thì sẽ rám quả, trời lạnh phật thủ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, nếu gặp sương giá thì ngón phật thủ sẽ bị hỏng.

Hưởng “trái ngọt” nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật
Quả phật thủ đẹp phải nhiều ngón (hay còn gọi là múi), giá bán từng quả khác nhau, những quả đẹp có giá vài triệu đồng

Phật thủ cho trái vào quanh năm nhưng tháng 7 và dịp Tết Nguyên đán là chính vụ. Người trồng phải dùng kỹ thuật, tiện cây, hãm lộc, hãm rễ để cây ra hoa bán quả vào đúng dịp Tết và sau Tết. Theo những người trồng phật thủ lâu năm, đó là những công đoạn quan trọng, người trồng phải tính đúng, bởi nếu hoa ra quá sớm thì quả chín vàng như vậy thời gian thu hoạch bị rút ngắn, tuy nhiên điều mà người trồng lo sợ nhất khi hoa ra quá muộn thì sẽ trượt mùa.

Để nâng giá trị của quả phật thủ, tránh tình trạng dội hàng vào tháng Tết, mấy năm gần đây, các hộ trong vùng đã áp dụng khoa học kỹ thuật, xử lý cho hoa ra muộn hơn để phật thủ luôn cho trái xanh đẹp, bán được quanh năm.

Nói rõ hơn về những khó khăn trong trồng loại cây này, ông Tạ Đăng Hiền cho hay: “Người trồng phật thủ phải yêu và hiểu nó mới gắn bó được, chỉ đơn giản từ việc bón phân cũng phải theo định kỳ, không bón ồ ạt. Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh và bón xới vườn, bón phân cân đối để cây có sức sống khỏe, quá trình chăm sóc cây đòi hỏi nắm chắc kỹ thuật. Khó khăn trong trồng phật phủ đòi hỏi người trồng phải quản lý được sâu bệnh, ngoài ra yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng, quyết định nhiều đến ra hoa, đậu quả của cây”.