Xây dựng tiêu chí thực hiện kinh tế tuần hoàn WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng cần linh hoạt về chính sách Thúc đẩy quan hệ đối tác OECD và Đông Nam Á hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững
Kinh tế số ở Đông Nam Á đạt 330 tỉ USD năm 2025, Việt Nam tiến nhanh nhất
Dịch vụ shipper bùng nổ là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam phát triển. Ảnh: Ngọc Lê.

Con số 330 tỉ USD thấp hơn so với mức dự kiến 363 tỉ USD mà Google, Tamasek Holdings và Bain & Company đưa ra trước đó. Trong một thông cáo chung, 3 đơn vị này cho biết dù người tiêu dùng trong khu vực ngày càng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ di động và trực tuyến, nhưng họ vẫn đang hạn chế chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng nhanh.

“Sau nhiều năm tăng tốc, tăng trưởng phổ cập kỹ thuật số trong kinh doanh đang bình thường hóa. Phần lớn các công ty trong nền kinh tế số hóa ở Đông Nam Á đang chuyển ưu tiên từ thu hút khách hàng mới sang tương tác sâu hơn với khách hàng hiện tại để tăng mức sử dụng và giá trị nền tảng của họ”, báo cáo nhận định.

Đông Nam Á có 11 quốc gia, là một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, do dân số trẻ, quá trình đô thị hoá nhanh, nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh tăng nhanh cũng như tầng lớp trung lưu đang trở nên nhiều hơn. Thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải, và thực phẩm đang là những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng trong nền kinh tế số của Đông Nam Á. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, khu vực này có thêm 60 triệu người sử dụng mạng Internet mới, dẫn đầu là Thái Lan và Philippines.

Báo cáo cho thấy nền kinh tế số tại Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Malaysia và Philippines, vẫn giữ mức tăng trưởng 20% lên mức 200 tỉ USD trong năm 2022, sớm hơn 3 năm so với dự doán được đưa ra năm 2016. Tất cả 6 quốc gia này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số từ nay đến năm 2025, trong đó Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số tiến nhanh nhất với mức tăng 28%.

Theo The Ed Singapore, trong nửa đầu năm 2022, số lượng các thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ ở Việt Nam tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tổng giá trị của các thương vụ đã giảm một nửa, từ 1,4 tỉ đô la Mỹ, xuống còn 700 triệu USD. Vốn đầu tư vào ngành thương mại điện tử của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 là 230 triệu USD, tiếp đó là dịch vụ truyền thông trực tuyến với 190 triệu USD.

Indonesia, quốc gia đông dân nhất khu vực, dự kiến nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tăng 22% lên mức 77 tỉ USD trong năm nay, đóng góp khoảng 40% tổng chi tiêu trực tuyến của Đông Nam Á.

Trên mặt trận đầu tư công nghệ, các nhà đầu tư đang ngày càng trận trọng trong bối cảnh lãi suất tăng và định giá cổ phiếu giảm mạnh. Dịch vụ tài chính kỹ thuật số dự kiến ​​sẽ vượt qua thương mại điện tử để trở thành lĩnh vực đầu tư hàng đầu của khu vực, với các khoản thanh toán chiếm phần lớn trong các giao dịch.

Trong nửa đầu năm 2022, lĩnh vực này đã chứng kiến ​​mức tài trợ kỷ lục khoảng 4 tỉ đô la. Trong đó, Việt Nam, Indonesia và Philippines là 3 quốc gia có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư dài hạn.

Theo Nguyên Đăng/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-nghe/kinh-te-so-o-dong-nam-a-dat-330-ti-usd-nam-2025-viet-nam-tien-nhanh-nhat-1110035.ldo