Lao động mất việc làm vẫn còn nhiều cơ hội
Lo lắng của lao động lớn tuổi khi bị mất việc làm Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới [Infographics] Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022 |
Báo cáo của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, cả nước có 125,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký là 835 nghìn lao động, tăng 34,3% về số doanh nghiệp và tăng 18% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp tại thời điểm 1/10/2022 tăng 100,8% so với tháng trước và tăng 110,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình chung của kinh tế - xã hội thế giới như xung đột Nga - Ucraina kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào và bị giảm đơn hàng, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có 26 doanh nghiệp ra thông báo cho gần 3.000 người lao động nghỉ việc trên tổng số 15.000 lao động (của 26 doanh nghiệp này), chiếm gần 1/5 lao động. Một số doanh nghiệp phải giảm giờ làm.
Một số doanh nghiệp như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là doanh nghiệp có số lao động đông nhất Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (có khoảng 50.000 lao động làm việc) sẽ cho 20.000 lao động thuộc khối sự nghiệp nghỉ việc luân phiên trong 3 tháng (từ ngày 1/12/2022 đến ngày 28/2/2023); Công ty TNHH Việt Nam Samho hoạt động trong lĩnh vực giày da (Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) dự kiến cắt giảm 1.400 lao động từ tháng 12/2022; Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 lao động từ ngày 1/12.
Ảnh minh họa: P.D |
Tại Bình Dương, theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, qua khảo sát các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa thì đa số các doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 300 lao động hiện tại vẫn ổn định không có tình trạng cắt giảm lao động song tại một số doanh nghiệp lớn trong các ngành gỗ, dệt may, da dày có tình trạng giảm đơn hàng và hàng hóa không xuất đi được dẫn đến các doanh nghiệp không tổ chức tăng ca, giảm cả ngày làm việc thứ 7, hoạt động cầm chừng.
Chính vì vậy, lao động cũng giảm đi thu nhập hàng tháng ảnh hưởng đến cuộc sống nên có một phần không nhỏ lao động tự xin nghỉ việc vì không đủ trang trải cuộc sống, một số doanh nghiệp khác lại bắt buộc phải cắt giảm lao động lên đến 30%. Một số doanh nghiệp cũng lên kế hoạch sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động hết hạn hợp đồng, vì hiện tại đơn hàng cho năm 2023 doanh nghiệp vẫn chưa thể xác định là có hay không.
Tại Đồng Nai, 5 tháng qua có khoảng 30.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng. Một số doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động với số lượng lớn là các doanh nghiệp thuộc ngành gỗ như Công ty TNHH gỗ Lee Fu đã cắt giảm gần 60% lao động - tương đương cắt giảm hơn 1.000 người; Công ty TNHH Timber đang tạm hoãn hợp động với 853 lao động trong số 3.466 lao động và một số doanh nghiệp ngành da giày.
Tại An Giang, số lao động đã bị giảm trong vòng một tháng qua và số lao động dự kiến giảm trong ba tháng tới tổng ước tính là hơn 4.000 lao động. Số lao động này họ đều là lao động phổ thông và chủ yếu thuộc ngành dệt may - da giày
Cục Việc làm đánh giá, nhìn chung, tình trạng cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động. Về lý do cắt giảm lao động của các doanh nghiệp là do ảnh hưởng tình hình kinh tế, tình hình biến động chung của kinh tế thế giới, các khách hàng chính của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc không có đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới để duy trì việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, cũng theo Cục Việc làm, ở một số địa phương, bên cạnh việc cắt giảm lao động ở một số doanh nghiệp lớn do thiếu đơn hàng, tình hình kinh tế khó khăn thì tại chính địa phương này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn cao.
Như ở An Giang, mặc dù số lao động bị giảm và dự kiến giảm là khoảng hơn 4.000 lao động nhưng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ba tháng tới khoảng 5.426 lao động, chủ yếu là ở ngành dệt may - da giày (71,3 %) và một số ngành như chế biến thủy sản (hơn 20%),…
Ở Thành phố Hồ Chí Minh dù lao động nghỉ việc, hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 27% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng lao động cuối năm vẫn cao, các doanh nghiệp ở Thành phố cần 43.000 người. Đây cũng là cơ hội cho người lao động mất việc có thể tìm công việc mới.
Bình luận