Sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng trưởng tích cực
Huyện Quốc Oai cần thúc đẩy hạ tầng sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc |
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 7/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023. |
Ước tính 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,8%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,8%; công nghiệp khai khoáng giảm 3,3%.
Tính riêng tháng 7/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,3% so tháng trước và tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2023, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2% và tăng 5,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 0,5% và tăng 5,1%; ngành khai khoáng giảm 1,3% và giảm 3,2%.
Bên cạnh đó, hầu hết các ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 14,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 9,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 8,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,8%.
Trong khi đó, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 7/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 3,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,6%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%.
Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,8% (trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,8%; sản xuất máy móc, thiết bị giảm 10,8%; dệt giảm 9,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 8,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%.
Bình luận