Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 giảm 1,8% [Infographic]: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,9% so với cùng kỳ
Sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Ảnh minh họa.

Trong đó, tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 5 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Thái Nguyên tăng 3,3%; Hải Dương tăng 3,1%; Bình Dương tăng 2,6%; Bắc Giang tăng 2,1%; TP.HCM tăng 1,5%; Long An tăng 1,2%; Quảng Ninh tăng 1%; Vĩnh Long tăng 0,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2,9%; Hải Phòng giảm 10%...

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Tính chung 5 tháng đầu năm, IIP vẫn giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ năm 2022, IIP tăng 8,1%.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Cũng theo cơ quan thống kê quốc gia, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Vẫn theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,01% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 5 tăng 0,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,43%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%.