Phát huy vai trò trung tâm kết nối trong xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của Hà Nội Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022” Hà Nội thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 7/2022 Việt Nam đón 352,6 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 49% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022 đón 954 nghìn lượt, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng tháng trong 7 tháng đầu năm đạt 62%/tháng.

Trong 10 thị trường gửi khách hàng đầu, trừ thị trường Mỹ, 9 thị trường còn lại đều từ khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Trong đó, Hàn Quốc xếp thứ nhất với 196,2 nghìn lượt, tăng 903,7% so với cùng kỳ. Mỹ đứng thứ 2 với 102,9 nghìn lượt, tăng 5.382%. Khu vực Đông Bắc Á có Nhật Bản với 46 nghìn lượt, tăng 794,6%; Đài Loan đạt 36,7 nghìn lượt, tăng 395,9%; Trung Quốc tăng nhẹ 34,5%, với 53 nghìn lượt.

Số doanh nghiệp hoạt động trở lại trong lĩnh vực du lịch tăng cao
Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này quay trở lại hoạt động tăng cao.

Trong Top 10 thị trường, khu vực Đông Nam Á có tới 4 thị trường là Campuchia đạt 60,4 nghìn lượt, xếp thứ 3 trong tốp 10 thị trường. Singapore đạt 50,5 nghìn lượt, xếp thứ 5; Thái Lan: 39,7 nghìn lượt, xếp thứ 8; Malaysia: 35,9 nghìn lượt, xếp thứ 10.

Các thị trường từ châu Âu dù số lượng khách chưa đông nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao. Lượng khách lớn nhất đến từ Anh (26,4 nghìn lượt, 2958,6% so với cùng kỳ), Pháp (23,4 nghìn lượt, tăng 2963,7%), Đức (23,6 nghìn lượt, tăng 3897,1%).

Đặc biệt, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng nhanh. Lượng giấy phép được Tổng cục Du lịch thẩm định và cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đang gia tăng nhanh so với cùng kỳ.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có liên quan đến lĩnh vực du lịch có sự gia tăng ấn tượng, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 3.065 doanh nghiệp, tăng 27,7% so với cùng kỳ; dịch vụ việc làm, du lịch đạt 3.902 doanh nghiệp, tăng 23,4%.

Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này quay trở lại hoạt động tăng cao. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6 tháng đầu năm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5% so với cùng kỳ; dịch vụ việc làm và du lịch đạt 2.215 doanh nghiệp, tăng 50,5%.

Hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 19,7%; dịch vụ việc làm, du lịch tăng 20,7%.

Đáng chú ý, Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp những điểm đến có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, từ 50% - 75%. Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng trên 1.200% so với cùng kỳ. Cùng xu hướng này, nhu cầu du lịch nội địa cũng như du lịch outbound của khách Việt cũng đang gia tăng nhanh trong mùa du lịch hè năm nay.