Bộ Công Thương cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử mạnh mẽ Nhức nhối nạn mua hàng thật - nhận đồ giả trên chợ mạng

Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2022” đánh giá tốc độ tăng trưởng của kinh tế internet Việt Nam nhanh nhất trong khu vực, từ 28 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022, trong đó, doanh thu từ thương mại điện tử là 14 tỷ USD.

Dự báo, đến năm 2025 tăng trưởng kinh tế internet của Việt Nam đạt mức 49 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử đạt 32 tỷ USD.

Tại sự kiện kết nối hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử do Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) phối hợp với Vinexad tổ chức, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, kết nối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Đây là những điều kiện thuận lợi để mở rộng cánh cửa thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội thu hút đầu tư, công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Đặc biệt, cú hích từ đại dịch Covid-19, thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng nóng, trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm và kết nối với các đối tác trong, ngoài nước để xuất khẩu hàng hoá sản phẩm ra thế giới.

Thương mại điện tử đã qua thời “tăng trưởng nóng”
(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô khác nhau tham gia kinh doanh trên thương mại điện tử ngày càng tăng.

Năm 2017, theo thống kê có khoảng 11% doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Các kênh bán hàng trên mạng mở rộng nhưng thị phần lớn nhất thuộc về các sàn Shopee, Lazada, Sendo, Tiki.

Đi cùng với tăng trưởng nóng, cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử cũng ngày càng gay gắt, đòi hỏi các nhà cung cấp phải thấu hiểu thị trường và khách hàng nhiều hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, sau một thời gian tăng trưởng nóng, các sàn đã sẵn sàng chi trả khoản kinh phí lớn để nâng cấp và ứng dụng công nghệ mới với mong muốn gia tăng trải nghiệm cho khách hàng và hướng đến phát triển bền vững.

Các sàn thương mại điện tử bắt buộc phải chuyển đổi phương thức kinh doanh còn do chính yêu cầu của khách hàng với xu hướng tiêu dùng bền vững. Thay vì tập trung vào các chương trình khuyến mại, khách hàng không ngừng nâng cao kỳ vọng, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn, tìm kiếm trải nghiệm mua sắm thú vị hơn.

Đặc biệt, khách hàng hạn chế mua sắm sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và ưu tiên chuyển sang tiêu dùng sản phẩm đạt mục tiêu kép “xanh và sạch”, sản phẩm có giá trị thương hiệu.

Mặc dù có những cơ hội lớn từ thương mại điện tử song các chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam không dễ dàng đạt mục tiêu tăng trưởng trên sàn nếu chưa quan tâm giải quyết các thách thức.

Đó là thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến, khó khăn trong tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như tuân thủ các quy định ngặt nghèo của các quốc gia nhập khẩu.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn hoá trong việc thực hiện nội dung và hình thức truy xuất nguồn gốc, chưa đầu tư xây dựng và duy trì chất lượng gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu doanh thu và tiếp cận khách hàng.

Theo báo cáo PCI của VCCI thực hiện trong 5 năm gần đây cho thấy “tìm kiếm khách hàng” luôn là khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải.

Bảo Thoa - Lê Hạnh