Tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hiệp định RCEP mở ra cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 85,4% dòng thuế trong ACFTA dự kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027 Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%-3,6% |
Bộ Tài chính cũng đang thực hiện đàm phán 2 FTA (Việt Nam - Khối EVFTA và Việt Nam và I-xra-en), đàm phán nâng cấp một số hiệp định thương mại tự do đã ký kết, như ASEAN - Úc - Niu Di-lân, ASEAN - Trung Quốc, đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP đối với Vương quốc Anh và chuẩn bị khởi động đàm phán hiệp định ASEAN- Canada; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+3, APEC, OECD, V20, ASEM, WEF, PEMNA; về hợp tác tài chính song phương, tăng cường triển khai các Bản ghi nhớ về hợp tác tài chính (MOU) đã ký kết với các đối tác quan trọng như: Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Hungary, Ba Lan, Bộ Ngân khố Niu Di-lân.
(Ảnh minh họa: BT) |
Trước đó, Bộ Tài chính đã tiến hành lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2022 - 2028 (Hiệp định AJCEP).
Theo Bộ Tài chính, Biểu cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP được ký kết trên cơ sở Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) 2022. Nhằm triển khai thực hiện cam kết trong Hiệp định AJCEP, tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN liên quan đến việc áp dụng AHTN phiên bản 2022 của ASEAN và Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa phiên bản 2022 (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế AJCEP từ AHTN 2017 sang AHTN 2022 để làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AHKFTA của Việt Nam cho giai đoạn 2022-2028.
Do thay đổi Danh mục từ AHTN 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế bao gồm 56 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Điều 16 (Xóa bỏ và cắt giảm thuế quan) của Hiệp định AJCEP, đồng thời đảm bảo chính sách mặt hàng chung của Nhà nước.
Một số nhóm hàng chính có sự thay đổi thuế suất khi chuyển đổi Biểu thuế AJCEP theo AHTN 2017 là: Thủy sản - động vật thân mềm (nhóm 0307), chế phẩm thực phẩm - xúc xích (nhóm 1601), sơn và vecni (nhóm 3208), tấm và phim để tạo ảnh, đã phơi sáng và đã tráng, trừ phim dùng trong điện ảnh (nhóm 3705, lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng (nhóm 4011).
Thuế suất AJCEP được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Về tổng thể, Biểu thuế AJCEP gồm 11.444 dòng thuế, trong đó gồm 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 56 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.
Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho các giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1/12/2022 đến 31/3/2023; Giai đoạn 2 từ 1/4/2023 đến 31/3/2024; Giai đoạn 3 từ 1/4/2024 đến 31/3/2025; Giai đoạn 4 từ 1/4/2025 đến 31/3/2026; Giai đoạn 5 từ 1/4/2026 đến 31/3/2027; và Giai đoạn 6 từ 1/4/2027 đến 31/3/2028.
Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, số dòng thuế thuộc các danh mục cam kết theo AHTN 2017 đều tăng hơn so với AHTN 2012, tuy nhiên, xét về tỷ lệ của từng danh mục trên tổng biểu thuế thì hầu như không thay đổi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định AJCEP đạt 91 - 92%.
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AJCEP, mức thuế suất bình quân (tính các dòng có thuế suất) cho giai đoạn 2022 - 2028 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 1,34%.
Bảo Thoa
Bình luận