Tọa đàm trực tuyến: “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”

Thời gian qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLĐ); qua đó, giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Các đại biểu tham dự buổi Đối thoại, giao lưu.

Buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”, là một trong những hoạt động của Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội nhằm tuyên truyền, phổ biến, những kiến thức hữu ích liên quan đến Luật Thủ đô và chính sách mới liên quan đến pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, thể hiện phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo toàn diện cho người lao động.

Tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách có các đại biểu: Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Phòng Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; ông Nguyễn Văn Quang - Phó trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Trưởng Phòng Việc làm và An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; ông Phạm Anh Minh - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội....

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Đoàn viên, công nhân, viên, chức, lao động tham dự buổi Đối thoại, giao lưu.

Về phía đơn vị tổ chức, có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Lê Thị Bích Ngọc, Bí thư chi bộ, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô; Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội; Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô.

Tham gia giải đáp các vấn đề mà đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quan tâm có các khách mời: bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, tham dự chương trình trực tiếp tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ có trên 250 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và đông đảo cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, bạn đọc theo dõi chương trình trực tuyến trên Báo điện tử Lao động Thủ đô (laodongthudo.vn).

9h00: Khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 18 với chủ đề “Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và các chính sách mới liên quan đến người lao động”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội là định hướng và tiền đề để phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Thủ đô đang ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, Nhà nước cũng như Thành phố thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các quy định, chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Đối với ngành Xây dựng, là một ngành đặc thù, công việc khó khăn, vất vả, rủi ro cao thì các chính sách, chế định để bảo đảm quyền lợi và an toàn sức khỏe luôn là vấn đề thời sự, cần được người lao động quan tâm.

“Nhằm cập nhật kịp thời những chính sách, kiến thức pháp luật mới, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho CNVCLĐ; đồng thời nâng cao trách nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp về việc bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động, trong buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay, chúng tôi lựa chọn chủ đề “Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và các chính sách mới liên quan đến người lao động” là nội dung thiết thực. Tham gia chương trình, các chuyên gia là những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý vừa am hiểu sâu sắc kiến thức pháp luật vừa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sẵn sàng trả lời, giải đáp những vấn đề mà đoàn viên, người lao động quan tâm”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Cán bộ Công đoàn, công nhân lao động tham dự buổi đối thoại.

Để chương trình mang lại hiệu quả cao nhất, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô đề nghị đoàn viên, CNVCLĐ tham dự hãy mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình; tích cực tương tác, trao đổi các vấn đề, nội dung mình quan tâm để được giải đáp trực tiếp từ các chuyên gia. Những vấn đề được nêu ra và giải đáp tại đây sẽ có sức lan tỏa, sẽ không chỉ dừng lại ở không gian hội trường này, với những con người đang ngồi đây, mà còn có thể lan tỏa đến nhiều công nhân lao động theo dõi, tương tác qua hệ thống trực tuyến của báo Lao động Thủ đô.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cũng mong rằng, mỗi anh chị em tham dự trực tiếp sẽ là những tuyên truyền viên để truyền tải những thông tin, kiến thức cập nhật được đến với đông đảo đồng nghiệp.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Ban tổ chức tặng hoa các chuyên gia của buổi đối thoại, giao lưu.

9h10: Chuyên gia giải đáp câu hỏi của đoàn viên người lao động

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Các chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu.

Chị Nguyễn Thị Hồng (Urenco Hoàn Kiếm) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, NLĐ làm việc hai nơi thì đóng BHXH, BHYT thế nào?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Nguyễn Thị Hồng nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp NLĐ đồng thời có từ 2 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo từng Hợp đồng lao động.


Anh Phạm Duy Chùy (Công ty nước sạch Hà Nội) hỏi: Xin chuyên gia cho biết quy định mới về mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Hà Nội khi Luật Thủ đô (sửa đổi)có hiệu lực thi hành?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Anh Phạm Duy Chùy nêu câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội ban hành ngày 28/6/2024 với 54 điều và sẽ có hiệu lực thi hành ở 2 thời điểm là ngày 1/1/2025 và ngày 1/7/2025. Trong đó, có những điều quy định về chính sách đặc thù, vượt trội, thu hút nhân tài của Thủ đô Hà Nội.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chuyên gia Luật sư Nguyễn Văn Hà

Hiện nay, trong khi chưa có các văn bản chính thức hướng dẫn thi hành, và chưa đến thời điểm Luật có hiệu lực thi hành thì chúng tôi cũng chưa có những câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn. Nhưng hiện các cơ quan của thành phố Hà Nội đang rà soát, căn cứ vào những chính sách thực định và căn cứ quy định về mức lương của Nhà nước thì lương cơ sở cũng đãn tăng từ 1/7/2023, căn cứ theo từng vị trí công việc, căn cứ vào quy định đặc thù, vượt trội của Luật thì thời gian tới thành phố Hà Nội. Cụ thể là Hội đồng nhân dân sẽ có những chính sách quy định cụ thể, rõ ràng hơn khi Luật có hiệu lực thi hành.


Chị Hoàng Thị Thu Bình (Công ty Nước sạch Hà Nội) hỏi: Trong quá trình mang thai, do sức khoẻ không đảm bảo, NLĐ phải nghỉ làm 1 tháng và không nhận lương. Vậy khi sinh con NLĐ có được hưởng đầy đủ chế độ thai sản không?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Hoàng Thị Thu Bình nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, nếu lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện như trên thì sẽ được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.


Chị Lê Thị Vân (Công ty Thoát nước Hà Nội) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, NLĐ mới ký hợp đồng thử việc, nếu xảy ra tai nạn lao động thì NLĐ có được có được hưởng chế độ gì không?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Lê Thị Vân đặt câu hỏi với chuyên gia

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu hợp đồng thử việc của NLĐ nằm trong hợp đồng dài hạn và NLĐ thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc thì vẫn sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp nếu xảy ra tai nạn lao động. Tuy nhiên nếu hợp đồng thử việc tách rời ra khỏi hợp đồng lao động, chỉ có 2 tháng thử việc, NLĐ không thuộc đối tượng đóng BHXH thì sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động.


Anh Lương Mạnh Hùng (Công ty Nước sạch Hà Nội) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm như thế nào thì bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Anh Lương Mạnh Hùng

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Theo quy định tại khoản 2, điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây:

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương

- Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

- Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

- Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

- Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

- Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.


Chị Nguyễn Thị Hiền (Công ty Công viên cây xanh Hà Nội) hỏi: Tôi xin hỏi các chuyên gia, thời gian tham gia BHXH gián đoạn không quá bao nhiêu tháng thì vẫn được được tính là liên tục?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Nguyễn Thị Hiền
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của pháp luật thời gian gián đoạn tham gia bảo hiểm y tế không quá 3 tháng thì vẫn được tính là tham gia liên tục.

Xin được lưu ý, đối với NLĐ khi chuyển công tác, có thời gian ngắt quãng, hoặc các cháu học sinh tốt nghiệp lớp 12 trong thời gian chưa vào đại học, sinh viên tốt nghiệp đại học mà chưa đi làm có thời gian ngắt quãng thì nên tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế tự nguyện để tránh bị quá 3 tháng dẫn đến bị mất quyền lợi liên tục.

Việc tham gia bảo hiểm y tế tư nguyện hộ gia đình thì mất khoảng hơn 1,2 triệu/năm, có thể mua tại bất cứ quận, huyện nào nơi người lao động cư chú hoặc tại đại lý thu của cơ quan BHXH Hà Nội.


Một bạn đọc hỏi: Do có việc riêng của gia đình, tôi muốn xin công ty cho nghỉ việc không hưởng lương 3 tháng có được không? Việc nghỉ của tôi có ảnh hưởng tới số ngày nghỉ hằng năm không?

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo quy định, ngoài những ngày nghỉ theo Luật, việc NLĐ muốn nghỉ không lương trong thời gian 3 tháng như bạn nêu thì người lao động đó phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Nếu có sự đồng thuận giữa các bên dựa trên điều kiện cụ thể thì NLĐ được nghỉ.

Trong trường hợp NLĐ tự động nghỉ không có lý do chính đáng; không thông báo hoặc đã thông báo nhưng người sử dụng lao động không cho nghỉ, NLĐ cố tình nghỉ thì NLĐ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: NLĐ nghỉ không lương thì không có bảo hiểm y tế và không tham gia được bảo hiểm y tế hộ gia đình dẫn đến tình trạng ngắt đóng BHXH, NLĐ nên lưu ý vấn đề này.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Toàn cảnh buổi Đối thoại, giao lưu

Chị Trần Thị Thuỷ (Urenco 4) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, NLĐ quá độ tuổi nghỉ hưu, chưa tham gia BHXH bao giờ thì khi đi làm có phải đóng BHXH không?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Trần Thị Thuỷ nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: NLĐ quá độ tuổi nghỉ hưu, vẫn đi làm có ký hợp động lao động thì vẫn phải đóng bảo hiểm bình thường (trừ NLĐ đang hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì không phải đóng).

Về quyền lợi, NLĐ có thể thể hướng chế độ thất nghiệp sau khi nghỉ việc. Nếu hưởng hết chế độ thất nghiệp, NLĐ có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện.


Anh Nguyễn Quang Phúc (Vườn thú Hà Nội) hỏi: Vợ tôi công tác 13 năm trong ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, hiện mới được chuyển sang đơn vị khác không thuộc ngành nghề độc hai thì xin hỏi là khi nghỉ hưu, vợ tôi có được tính thời gian 15 năm ngành nghề độc hại không?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Anh Nguyễn Quang Phúc nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Mặc dù vợ anh đã có 13 năm làm việc ở ngành nghề nặng nhọc độc hại, nhưng hiện nay đã chuyển sang vị trí việc làm không phải ngành nghề độc hại do vậy sẽ không được tính thời gian nghỉ hưu 15 năm trong ngành nghề nặng nhọc độc hại nữa.


Chị Phạm Thị Thảo (Công ty Công viên cây xanh) hỏi: Tôi xin hỏi các chuyên gia, trường hợp NLĐ đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu, nếu ký tiếp hợp đồng có được nâng lương thường xuyên không và trong trường hợp này có phải chấm dứt hợp đồng dài hạn để ký hợp đồng ngắn hạn không?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Phạm Thị Thảo nêu câu hỏi

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Mặc dù NLĐ tuổi đã cao nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì vẫn làm việc bình thường và các chế độ chính sách vẫn như trước chứ không phải chấm dứt hơp đồng cũ để xác lập hợp đồng lao động mới.

Trong trường hợp này, nếu NLĐ tuổi đã cao và không muốn tiếp tục làm việc thì có thể đóng bù BHXH 1 lần để đủ điều kiện về hưu. Chỉ trong trường hợp NLĐ đã đến tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện về hưu thì cơ quan chức năng sẽ có quyết định cho NLĐ nghỉ hưu sau đó nếu NLĐ vẫn đủ khả năng và có nguyện vọng làm việc, công ty vẫn cần người làm việc thì hai bên mới cần phải xác định hợp đồng lao động mới.


Chị Hồ Thu Hằng (Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội và chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố được quy định như thế nào?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Như vậy, Luật đã luật hóa quy định không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường được quy định trong Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Huy Khánh trao quà cho NLĐ tham gia phần giao lưu tại buổi Đối thoại.

Chị Nguyễn Thị Hoa (Công ty Môi trường đô thị Hà Nội) hỏi: NLĐ chỉ còn thời gian 5-7 ngày là hết thời gian thử việc để chuyển sang ký hợp đồng chính thức và bị tai nạn lao động thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Luật sư Nguyễn Văn Hà: NLĐ này vẫn là trong thời gian thử việc. Do vậy, nếu tham gia BHXH sẽ được chế độ tai nạn lao động. Hoặc trong trường hợp NLĐ đã hết thời hạn thử việc, chủ sử dụng không ký tiếp hợp đồng lao động, không có thông báo gì cho người lao động hoàn thành thử việc nhưng vẫn mặc định NLĐ đáp ứng được yêu cầu công việc trước đó họ đang làm thì có nghĩa là mặc nhiên họ làm công việc tiếp theo. Trong trường hợp này NLĐ trở thành người ký hợp đồng chính thức, hưởng các chế độ theo quy định.


Một bạn đọc hỏi: Khi Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực thi hành thì mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Hà Nội có thay đổi không?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Theo khoản 3 điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: Cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do Thành phố quản lý.

Theo Khoản 1 điều 35 Luật Thủ đô 2024, Hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo thành phố Hà Nội trao quà cho NLĐ

Chị Trần Thu Trang (Vườn thú Hà Nội) hỏi: Theo Luật BHXH, người tham gia BHXH chậm đóng BHXH trong thời gian bao lâu thì bị tính lãi?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì đơn vị chậm đóng sẽ phải đóng lãi BHXH trên số tiền BHXH chưa đóng.


Chị Nguyễn Ngọc Liên (Vườn thú Hà Nội) hỏi: Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thay thế Bộ luật Lao động 2012 thì Nghị định 49 và Thông tư 17 cũng hết hiệu lực kể từ 1/2/2021. Xin hỏi chuyên gia, công ty của em trai tôi vẫn sử dụng thang lương, bảng lương đã được xây dựng theo các văn bản của Nhà nước hướng dẫn trước đây thì đúng hay sai?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Nguyễn Ngọc Liên nêu câu hỏi với chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Trong một số trường hợp, những quy định liên quan đến thang bảng lương của doanh nghiệp mà họ quy định ở thời điểm trước vẫn cao hơn mức mới quy định thì không sai, doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng thang bảng lương đó. Trường hợp thang bảng lương đó không còn phù hợp với những quy định mới thì doanh nghiệp cần làm lại thang bảng lương mới.


Chị Ninh Thị Loan (Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm) hỏi: Nhân viên thu gom rác như chúng tôi thường xuyên gặp tai nạn trong quá trình làm việc. Vậy chúng tôi cần làm gì để được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Sau khi xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, NLĐ cần báo ngay cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cơ sở. Sau đó NLĐ cần lấy giấy xác nhận xảy ra tai nạn lao động ở đâu.

Và để được hưởng chế độ tai nạn lao động, NLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm có những giấy tờ sau: Sổ BHXH; Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc, Bí thư chi bộ Báo Lao động Thủ đô trao quà cho NLĐ tham gia phần giao lưu tại buổi Đối thoại.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Nếu NLĐ không may xảy ra tai nạn thì nên trình báo với người sử dụng lao động để nếu mai này nếu không sao thì tốt, còn nếu xảy ra thì sẽ được đảm bảo quyền lợi.


Chị Nguyễn Thị Vân Hà (Công ty Cổ phần cơ điện công trình) hỏi: NLĐ nữ xin nghỉ thai sản từ 17/5, BHXH báo giảm từ 1/6. Theo quy định sau 6 tháng NLĐ đi phải đi làm trở lại tuy nhiên sức khoẻ còn yếu, NLĐ muốn nghỉ chế độ dưỡng sức. Trong trường hợp này, thời gian nghỉ dưỡng sức được tính từ ngày nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Từ ngày 17/11 khi hết chế độ thai sản NLĐ có thể bắt đầu nghỉ dưỡng sức.


Chị Đỗ Thị Huyền (Công ty Môi trường đô thị, chi nhánh Hoàn Kiếm) hỏi: Xin chuyên gia cho biết, công nhân môi trường có được tăng lương khi Luật Thủ đô 2024 thi hành?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chị Đỗ Thị Huyền nêu câu hỏi

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Khi xây dựng chính sách tiền lương, Luật Thủ đô hay các bộ luật khác quan điểm luôn là mong muốn chế độ, nguồn thu nhập cho cán bộ, viên chức, NLĐ ngày càng tốt hơn. Trong khi đó, Luật Thủ đô đưa ra phương thức để động viên khích lệ, sử dụng đúng vị trí việc làm công sức của NLĐ trong quá trình làm việc và việc tăng lương cũng cần có lộ trình.

Vẫn biết công việc của anh chị, công nhân môi trường rất vất vả, làm ca kíp, ngày lễ Tết nhưng mức lương của NLĐ sẽ nằm trong xu thế phát triển chung. Vừa qua Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở của các ngành, trong thời gian tới lĩnh vực khác sẽ tiếp tục có điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sống và xu thế phát triển.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao quà cho NLĐ.

Anh Dương Anh Quân (Công ty Nước sạch Hà Nội) hỏi: Trong Luật Thủ đô quy định về việc ngừng cấp điện, nước đối với công trình vi phạm là: dừng cấp "ngay", xin chuyên gia cho biết, thời gian ngừng cấp điện nước bắt đầu từ thời điểm nào?

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Anh Dương Anh Quân nêu câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Điện, nước là nhu cầu tất yếu của người dân, là quyền con người, quyền công dân và Thành phố phải đảm bảo cung cấp điện nước đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng cũng sẽ có những trường hợp như các công trình vi phạm thì buộc phải ngừng cấp điện, cấp nước.

Khi đó thì sẽ phải thực hiện theo quy trình ví dụ như thông báo lần 1, lần 2… mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ ngừng cấp điện, nước. Trong Luật Thủ đô sử dụng từ “ngay” là để thể hiện quan điểm thực hiện triệt để quy định của pháp luật, tạo tâm lý cho ngưoi dân sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật nhưng không có nghĩa là cắt ngay lập tức. Còn thời gian là bao nhiêu ngày sau khi thông báo thì khi có văn bản hứong dẫn thi hành Luật thì sẽ có những quy định cụ thể.

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Đồng chí Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà tới NLĐ.

Anh Nguyễn Đăng Đại (Công ty Thoát nước Hà Nội) hỏi: Tôi năm nay 55 tuổi, có thời gian tham gia đóng BHXH được 30 năm, xin chuyên gia cho biết, nếu tôi muốn nghỉ hưu sớm có được không? NLĐ hợp đồng lao động thứ nhất, chưa ký hợp đồng lao động tiếp theo mà vẫn làm việc thì hưởng chế độ như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Ở câu hỏi thứ nhất, nếu theo quy định của luật thì anh chưa đủ điều kiện nghỉ hưu trừ khi anh có thời gian công tác trong môi trường đặc biệt.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Ở câu hỏi thứ hai, mặc nhiên quyền lợi của NLĐ được xác định là hợp đồng không xác định thời hạn và NLĐ vẫn hưởng quyền lợi như bình thường.


Một bạn đọc hỏi: Luật Thủ đô năm 2024 đã xây dựng riêng 1 điều về việc thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xin chuyên gia cho biết, tiêu chuẩn để được trọng dụng, thu hút theo quy định của Luật?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Theo quy định tại khoản 1, điều 16 Luật Thủ đô năm 2024, việc thu hút, trọng dụng người có tài năng được thực hiện như sau:

a) Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội, có kinh nghiệm thực tiễn, đang làm việc ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức;

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Chuyên gia trả lời câu hỏi của NLĐ

b) Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản này được ký hợp đồng để thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố;

c) Người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô;

d) Người được xét tuyển, tiếp nhận hoặc được ký hợp đồng làm việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này được hưởng các chế độ, chính sách do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.


Anh Phạm Minh Thanh công ty nước sạch Hà Nội: Bệnh nghề nghiệp và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Các đơn vị phải có đo đạc môi trường hằng năm để cho người lao động khám sức khoẻ. Khi người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp thì căn cứ theo thông tư là mắc bệnh gì, tên bệnh đúng thoe văn bản của bộ thì khi đó sẽ thực hiện giới thiệu người lao động đi khám, giám định y khoa, tính tỷ lệ suy giảm khả năng lao động sẽ xem xét chế độ. Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp phụ thuộc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Người lao động muốn được hưởng phải có ngành nghề liên quan đến bệnh nghề nghiệp, đo đạc môi trường hằng năm, khám sức khoẻ hằng năm để ghi nhận thông tin. Theo thông tư mới của luật 2024 là đối với các trường hợp đã nghỉ hưu, rời khỏi vị trí làm việc của bệnh nghề nghiệp đó sau 1 năm mới phát bệnh thì cũng có quy định rời đi trong bao lâu vẫn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Người lao động nên khám định kỳ hằng năm, sớm phát hiện ra các triệu chứng, nguy cơ để quyền lợi của mình được đảm bảo.

10h45: Bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.