Từ 1/7: Lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo vẫn có thể lấy lại
Nhận được tiền chuyển khoản nhầm, phải xử lý như thế nào? [Infographic] Các bước lấy lại tiền nếu chuyển nhầm tài khoản |
Trên đây là một trong những nội dung được quy định bởi Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước mới ban hành nhằm tăng cường đảm bảo an toàn cho người dân khi chuyển tiền.
Từ 1/7, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt |
Ngoài ra, tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán vượt 20 triệu đồng/ngày cũng phải được xác thực bằng sinh trắc học. Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu khách hàng cá nhân, trước khi thực hiện giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất thì phải xác thực sinh trắc học.
Dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng phải khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân do cơ quan Công an cấp; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng trong do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Như vậy, từ 1/7 kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo thì cũng có thể lấy lại tiền. Vì muốn chuyển tiền vào tài khoản là người thực hiện phải xác thực sinh trắc học với giao dịch trên 10 triệu đồng. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền thì cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác thực được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chíp.
Hiện nay, nhiều ngân hàng cũng đã chủ động áp dụng việc xác thực sinh trắc học khi giao dịch trên ứng dụng, bao gồm từ khâu mở tài khoản hay đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng qua số điện thoại đã đăng ký.
Bình luận