Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm lợi cho nền kinh tế Phục hồi kinh tế tư nhân và chi tiêu của người tiêu dùng

Đáng lưu ý, sự khởi sắc diễn ra mạnh mẽ ở ngành du lịch trong những ngày đầu năm mới, khi trong tháng 1 và tháng 2, cả nước đón hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế/tháng, tương đương số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kỳ năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch Covid-19).

Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam, là cơ sở để hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa và đạt tổng thu từ khách du lịch khoảng 840.000 tỷ đồng trong cả năm.

Xu hướng kinh tế nhiều ngành sẽ có bước phát triển mạnh trong quý 1
Sản xuất công nghiệp hai tháng ước tăng 5,7% so cùng kỳ

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì xu hướng tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng ước tăng 5,7% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Bên cạnh đó, 56/63 địa phương trong cả nước có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, chủ yếu do sự đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tiếp nối đà tăng trưởng tích cực của năm 2023 và triển vọng thu hút đầu tư năm 2024, hoạt động đăng ký kinh doanh những tháng đầu năm diễn ra sôi động mặc dù bức tranh kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cả nước có hơn 41.100 doanh nghiệp gia nhập thị trường trong hai tháng đầu năm, tăng 8,5% so cùng kỳ.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình đăng ký doanh nghiệp có chuyển biến nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức khi các thị trường xuất khẩu lớn, chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu và khu vực tiếp tục gặp khó khăn. Trong hai tháng đầu năm, cả nước có 63.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,5% so với cùng kỳ.

Trước tình hình đó, nhiều vấn đề lớn, cấp bách đặt ra cả trước mắt và lâu dài, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần tập trung nghiên cứu ngay từ đầu năm để chủ động tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách mới, toàn diện và có tính chất đột phá trong thu hút nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ từ bên ngoài, cũng như thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao; qua đó giúp nền kinh tế khai thác hiệu quả cơ hội phục hồi từ các thị trường, đối tác và tranh thủ thời cơ, cơ hội mới, các xu thế lớn toàn cầu để tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng tăng trưởng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... góp phần giải phóng nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng ngay trong năm 2024; tiếp tục thực hiện quyết liệt, tổng thể và đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; trong đó có việc trình ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất; tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận vốn tín dụng; đẩy nhanh gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng…