Từ 1/7/2023: Chính thức thí điểm đấu giá biển số xe ô tô "đẹp" Không chuyển nhượng, tặng cho biển số xe ô tô trúng đấu giá

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, Dự thảo Luật vẫn giữ nguyên một số quy định đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn về đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản và quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về: Tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, điều kiện hành nghề đấu giá, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; người có tài sản, người tham gia đấu giá…

Cụ thể, Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về đào tạo nghề đấu giá, thời gian đào tạo nghề đấu giá theo hướng giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá đối với một số đối tượng (luật sư, công chứng viên, thừa phát lại đã hành nghề một thời gian nhất định, người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, người có thời gian công tác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp) thay thế việc miễn đào tạo nghề đấu giá như quy định hiện hành nhằm đảm bảo tất cả các đối tượng muốn trở thành đấu giá viên đều được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề phù hợp với nghề nghiệp.

Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm tham gia bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với đội ngũ đấu giá viên để đảm bảo đội ngũ đấu giá viên được cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ đấu giá viên trong hoạt động hành nghề (một số chức danh bổ trợ tư pháp khác đã có quy định về bồi dưỡng bắt buộc hàng năm như luật sư, công chứng, thừa phát lại).

Đấu giá trực tuyến với tài sản pháp luật quy định phải thông qua đấu giá
Ảnh minh họa. Ảnh VGP

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về Quy chế cuộc đấu giá; đấu giá theo thủ tục rút gọn, đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình tổ chức việc đấu giá; sửa đổi, bổ sung quy định về bán, tiếp nhận hồ sơ, thành phần hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá theo hướng đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trong việc người có tài sản thẩm tra hồ sơ, xác định năng lực, điều kiện của người tham gia đấu giá.

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bổ sung các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá để tăng cường tính khách quan, minh bạch, bảo mật thông tin, tránh thông đồng, dìm giá; quy định về việc nộp tiền đặt trước theo hướng đảm bảo phù hợp, đồng bộ với thời gian bán hồ sơ tham gia đấu giá và bổ sung trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước khi trả giá vi phạm quy định pháp luật.

Đáng quan tâm, Dự thảo bổ sung quy định về hình thức đấu giá trực tuyến. Theo đó, trong trường hợp áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia hoặc Trang thông tin đấu giá trực tuyến của các tổ chức đấu giá tài sản.

Dự thảo Luật quy định người có tài sản và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận lựa chọn một trong bốn hình thức đấu giá để tổ chức việc đấu giá (hình thức đấu giá bằng lời nói, hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp và hình thức đấu giá trực tuyến).

Khi lựa chọn hình thức đấu giá trực tuyến các loại tài sản theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản gồm tài sản công, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm (tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá) và tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản có thể lựa chọn sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia hoặc Trang thông tin đấu giá trực tuyến của các tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức việc đấu giá tài sản nêu trên.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đối với tài sản công, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm (tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá) trong trường hợp được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản phải sử dụng Trang điện tử đấu giá trực tuyến quốc gia (thuộc Cổng đấu giá tài sản quốc gia) để tổ chức việc đấu giá.

Đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản thì cho phép tổ chức đấu giá tài sản sử dụng để đấu giá các tài sản cho đến hết ngày 31/12/2030. Kể từ ngày 1/1/2031, Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản chỉ được sử dụng để đấu giá tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá. Trường hợp đấu giá trực tuyến tài sản công, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm thì tổ chức đấu giá tài sản sử dụng Trang điện tử đấu giá trực tuyến quốc gia.

Loại ý kiến này cho rằng việc quy định sử dụng Trang điện tử đấu giá trực tuyến quốc gia vừa đảm bảo tính thống nhất, tập trung, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho các tổ chức đấu giá tài sản, địa phương, vừa đảm bảo tính khách quan, có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan quản lý nhà nước, tránh được nguy cơ can thiệp hệ thống từ phía các tổ chức đấu giá tài sản vì các Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản hiện nay do chính tổ chức đấu giá tài sản xây dựng, vận hành và quản lý.