TP.HCM: Sắp xếp các bến thủy nội địa tại bến Bạch Đằng TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án khai thác cảng hành khách trên sông Nhà Bè, sông Sài Gòn Chấn chỉnh trật tự đô thị, an toàn giao thông khu vực trung tâm TP.HCM

Theo đó, 10 tiêu chí mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất 10 gồm: Các quận, huyện có tiếp cận với các công trình giao thông cấp quốc gia là động lực phát triển Thành phố (tiêu chí 1); các quận, huyện có khả năng ưu tiên tạo quỹ đất phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật (tiêu chí 2); các quận, huyện có địa hình, địa chất thuận lợi cho xây dựng, ít bị ảnh hưởng theo kịch bản của biến đổi khí hậu (tiêu chí 3).

Các quận, huyện quanh các nhà ga metro định hướng phát triển giao thông công cộng TOD (tiêu chí 4); các quận, huyện đăng ký dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội (tiêu chí 5); các quận, huyện có dự án cải tạo nhà ở trên và ven kênh rạch (tiêu chí 6); các quận, huyện có dự án liên quan đến cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố (tiêu chí 7).

Các quận, huyện thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị (tiêu chí 8), các quận, huyện đang kêu gọi thực hiện các dự án mới phát triển nhiều chức năng cho đô thị (tiêu chí 9) và các huyện ngoại thành đang thực hiện đề án chuyển huyện thành quận hoặc thành thành phố trực thuộc TP.HCM (tiêu chí 10).

Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM: Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 14/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060 xác định tổng dân số quy hoạch của Thành phố là 14 triệu người. Hiện nay thống kê của UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cho thấy có khoảng 11.181.669 người. Như vậy quy mô còn lại để phân bố là 1.318.331 người (đã trừ phần tăng thêm của đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức khoảng 1.300.000 người và trừ quỹ dự phòng 200.000 người để phân bổ vào các dự án trên địa bàn Thành phố khi có yêu cầu). Quy mô dân số còn lại này sẽ tính toán phân bổ theo quy hoạch cho 13 quận huyện gồm các quận: 7, 8, 12, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân và các huyện: Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ.

Trong khi đó có 8 quận sẽ không phân bổ thêm là các quận có xu hướng dân số giảm trong giai đoạn 2004 - 2019 và dân số hiện trạng chưa đạt mức dân số quy hoạch dự báo theo Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và Phú Nhuận.

Đề xuất 10 tiêu chí phân bổ dân số cho các quận huyện tại TP.HCM
TP.HCM đang khẩn trương thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060, trong đó có việc phân bổ lại không gian đô thị và dân số cho các quận huyện.

Về dịch chuyển dân số, khu vực nội thành hiện hữu, (các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình) quy mô dân số ít biến động, đặc biệt có một số quận có xu hướng giảm dân số. Khu vực các quận nội thành phát triển mới (quận 7, 12, Tân Phú, Bình Tân, thành phố Thủ Đức) có tốc độ tăng dân số rất nhanh, trong đó quận Bình Tân là quận tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất, sau đó là quận 12.

Đáng chú ý, khu vực các huyện ngoại thành có sự tăng quy mô dân số lớn, đặc biệt tập trung ở khu vực phía Tây và giáp ranh khu vực các quận nội thành phát triển mới, dù được xem là khu vực nông thôn. Tốc độ gia tăng dân số của khu vực ngoại này ở mức khá cao so với các khu vực khác của Thành phố, đặc biệt ở huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè.

Nguyên nhân là do giá đất khu trung tâm cao, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng mới, nguồn lực lao động tại các xí nghiệp, nhà máy. Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư tập trung đông tại các khu vực này tạo thành một vành đai bao quanh khu nội thành hiện hữu, gây nhiều áp lực tới chính sách đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Liên quan đến tiến độ lập quy hoạch chung, UBND TP.HCM vừa giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các Ban Quản lý chức năng đô thị, UBND thành phố Thủ Đức, các quận huyện rà soát đồ án quy hoạch đô thị để xác định mục tiêu, động lực phát triển của địa phương, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, định hướng phát triển không gian đô thị… .Sau đó cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các cấp độ quy hoạch. Trên cơ sở đó làm căn cứ lập mới và điều chỉnh các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.