Dư nợ kinh doanh bất động sản tăng trưởng mạnh
Nguồn cung mở bán mới phân khúc chung cư tại Hà Nội có nhiều cải thiện Cứ 10 căn nhà đưa ra thị trường thì 2 căn được “chốt” HoREA: Cần luật hóa “nhà chung cư mini” |
Đây là số liệu được nêu trong báo cáo Chính phủ vừa gửi các đại biểu Quốc hội việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần tăng trưởng tín dụng chung.
Tuy nhiên, trong khi dư nợ người dân vay mua bất động sản giảm 1,36%. Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường cho chủ đầu tư, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản đang sụt giảm.
Ảnh minh họa. |
Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng bắt đầu phát huy tác dụng. Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại. Nguyên nhân bởi cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân.
Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 7/2022 là 1,8%, tháng 7/2023 là 2,58%).
Để kiểm soát rủi ro trong tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động.
Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung; bất động sản không có nhu cầu thực; kinh doanh bất động sản có tính chất đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường bất động sản…
Thị trường bất động sản sau thời gian phát triển nóng đã bộc lộ nhiều tồn tại, giá bất động sản sụt giảm ở nhiều phân khúc. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản và khả năng bán, cho thuê tài sản để thanh toán nợ gốc, lãi vay khi đến hạn của khách hàng.
Nhiều dự án bất động sản gặp vấn đề về pháp lý, khó giao dịch; việc huy động vốn của dự án khó khăn, tác động đến dòng tiền và tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thị trường bất động sản thanh khoản thấp cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Bình luận